Cái chết bí ẩn của nhà thiên tài quân sự Alexander Đại đế
Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nhà thiên tài quân sự Alexander Đại đế vẫn còn là điều bí ẩn.
Cận cảnh ngọn núi 7 màu sắc lóng lánh như cầu vồng / Trái đất sẽ bước vào thời kỳ "tiểu băng hà"?
Trong những danh tướng lẫy lừng nhất của thế giới cổ đại, rất ít người được sử sách tôn sùng như Alexander Đại đế. Ở tuổi 20, ông đã lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường, trở thành vị vua cai trị đế quốc Marcedonia, làm chủ nhiều vùng đất rộng lớn khác.
Trong vòng 10 năm tiếp theo, ông lần lượt chinh phục những vùng đất rộng lớn như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á… để tạo nên một đế quốc vĩ đại. Sự nghiệp và cuộc đời quá ngắn ngủi, cái chết đầy bí ẩn ở tuổi 33 của vị hoàng đế này cho đến nay vẫn là một bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích.
Hoàng đế vĩ đại
Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào năm 356 TCN. Ông là con của vua Philip đệ nhị và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle.
Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát, Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Bằng tài năng thiên bẩm của mình, ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó, ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.
Vượt qua mọi trở ngại khó khăn, Alexander dẫn dắt quân đội của mình tới những chiến thắng trên khắp lãnh thổ của người Ba Tư tại bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập mà không một lần nếm trải mùi thất bại.
Chiến thắng vĩ đại nhất của ông là trận chiến Gaugamela năm 331 TCN, nơi hiện nay là miền bắc Iraq. Vị vua trẻ của Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á và vị pharaoh của Ai Cập đã trở thành “hoàng đế vĩ đại” của Ba Tư ở tuổi 25.
Alexander Đại đế là nhà thiên tài quân sự, nổi tiếng thế giới.
Trong tám năm tiếp theo, trên cương vị hoàng đế, kiêm chỉ huy quân sự, chính trị gia, học giả và người thám hiểm, Alexander đưa đội quân của mình đi xa thêm khoảng 18.000 km, lập nên 70 thành phố và tạo dựng một đế chế trải khắp ba lục địa và bao phủ khoảng hơn 5 triệu km2.
Bắt đầu từ Hy Lạp ở phía Tây, cho tới sông Danube ở phía Bắc, Ai Cập ở phía Nam, trải dài theo phía Đông cho tới vùng Punjab của Ấn Độ, toàn bộ khu vực này được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn, cai trị hàng triệu thần dân đa sắc tộc.
Alexander được ghi nhận là thiên tài quân sự, với những chiến thắng lịch sử trên chiến trường, người luôn dẫn đầu nêu gương, dẫu rằng niềm tin vào sức mạnh vô địch thiên hạ của ông đồng nghĩa việc đôi khi tỏ ra khinh suất với chính tính mạng của mình và quân lính.
Cái chết kỳ lạ
Ngày 13/6/323 TCN, Alexander qua đời tại Babylon khi mới 33 tuổi. Thi hài ông được đặt vào một cỗ quan tài làm bằng vàng và chở về thành phố Alexandria an táng.
Các tài liệu cổ ghi chép lại rằng sau một đêm yến tiệc linh đình, ăn mừng chiến thắng vẻ vang chinh phục Ấn Độ, Alexander Đại đế trở về nhà trong tình trạng say mềm và bắt đầu lên cơn sốt cao. Ông mê man suốt 12 ngày rồi qua đời.
Sự ra đi đột ngột và bí ẩn ở tuổi 33 của một con người vĩ đại nhất trong lịch sử suốt hơn 2.300 năm qua đã truyền cảm hứng tìm tòi và nghiên cứu cho không chỉ các nhà sử học và khảo cổ học. Rất nhiều người thuộc đủ các ngành nghề trên thế giới cũng muốn đi đến tận cùng điều bí ẩn này theo cách riêng của họ.
Trong số đó, một cựu giám đốc cảnh sát người Anh tên là John Grieve, từ lâu đã dành thời gian và tâm huyết để thu thập những kết quả nghiên cứu, thông tin liên quan đến cái chết của vị vua lừng danh này. Theo ông, 5 giả thuyết có tính thuyết phục nhất bao gồm bị đầu độc, sai lầm y khoa, bệnh sốt rét, virut Wes Nile và tình trạng tuyệt vọng.
Trung tâm Nghiên cứu Độc dược Tân Tây Lan cho rằng cơn hấp hối của Alexander Đại Đế kéo dài tới 12 ngày với các triệu chứng điển hình là sốt, nhức đầu, mất tiếng nói, hôn mê. Nếu đúng ông bị đầu độc, khoảng 20 loại độc dược đã gây ra các triệu chứng như thế.
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Robert Arnott, Giám đốc Trung tâm Lịch sử Y dược Đại học Birmingham, Anh, loại độc dược khả nghi nhất là rễ cây Hellebore. Cây này mọc nhiều ở miền Trung và Nam châu Âu.
Ở thế kỷ VI trước Công nguyên, người ta cũng từng sử dụng loại độc dược này để đầu độc nguồn nước của một thành phố thù địch đang bị bao vây. Nếu nhiễm độc nặng, nạn nhân sẽ sốt cao, hôn mê trong nhiều ngày rồi chết. Miêu tả này giống với những triệu chứng được ghi chép trong trường hợp của Alexander Đại đế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Cột tin quảng cáo