Đôi bạn thân từ thiên tài trở thành kẻ sát nhân vì tin rằng mình là "siêu nhân": Vật chứng duy nhất là chiếc kính đặc biệt được thiết kế riêng
Thái Lan phóng thành công vệ tinh an ninh đầu tiên / Bằng chứng sốc về sự sống "không thể tin nổi" chiếm cứ các "Mặt Trời ma"
Năm 1924, Nathan Leopold, 19 tuổi và Richard Loeb, 18 tuổi, đã bắt cóc và sát hại Robert Franks, 14 tuổi ở Chicago chỉ với mục đích để chứng minh rằng họ có thể thoát khỏi tội giết người vì trí thông minh của mình.
Nathan và Richard đều là sinh viên của Đại học Chicago và có xuất thân từ gia đình giàu có, tài phiệt, có địa vị xã hội ở Chicago. Cả hai rất thông minh và có thành tích học tập đáng nể. Richard Loeb tốt nghiệp Đại học Michigan năm 17 tuổi, là người quan tâm đến luật và đang có dự định theo học Harvard sau khi tốt nghiệp đại học. Còn Nathan, người có chỉ số IQ là 220, quan tâm nhiều đến tâm lý học và triết học, đặc biệt rất sùng bái khái niệm "Siêu nhân" do nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche đưa ra.
Nietzsche cho rằng một số thành viên trong xã hội có khả năng phi thường và sở hữu trí tuệ siêu việt. Theo Nietzsche, "luật pháp khó có thể tác động tới những người siêu phàm".
Nathan Leopold tin mình là một trong những "siêu nhân" này và vì thế mà anh tin bản thân không bị ràng buộc bởi luật pháp hay đạo đức xã hội. Sau đó, Nathan thuyết phục người bạn thân, Richard Loeb, cũng là một "siêu nhân" giồng mình.
Để kiểm tra sự "siêu việt", cả hai bắt đầu thực hiện những hành vi trộm cắp vặt. Nathan và Richard đã đột nhập vào ngôi nhà của hội huynh đệ ở trường Đại học để lấy cắp một chiếc máy đánh chữ, một chiếc máy ảnh và một cây bút viết. Tuy nhiên, sự việc này không được chú ý đến, cả hai quyết định chuyển sang đốt phá.
Vụ việc tiếp tục bị giới truyền thông phớt lờ. Cảm thấy không hài lòng, Nathan và Richard quyết định thực hiện một tội ác lớn hơn, một "tội ác hoàn hảo", một tội ác mà cả nước buộc phải chú ý.
"Tội ác hoàn hảo"
Cả hai dành 7 tháng để lên kế hoạch về một vụ bắt cóc và giết người. Mọi thứ phải thật hoàn hảo, vì thế Nathan và Richard đã nghiên cứu địa hình, đường đi và thậm chí thuê khách sạn cho những tình huống bất ngờ. Tất cả đã sẵn sàng, điều cả hai cần lúc này chỉ là một nạn nhân. Bobby Franks, 14 tuổi, vô tình lọt vào tầm mắt của cả hai. Nathan và Richard cho rằng Bobby chính là một "lựa chọn hoàn hảo".
Bobby Franks là con trai của một nhà sản xuất đồng hồ giàu có, đồng thời cũng là em họ và hàng xóm của Richard Loeb.
Nathan và Richard theo dõi hành vi của Bobby trong nhiều tuần, lên kế hoạch cho mọi chi tiết trong cuộc sống của cậu bé. Ngày 21/5/1924, cả hai quyết định thực hiện kế hoạch bắt cóc giết người của mình.
Đôi bạn thuê một chiếc xe dưới cái tên giả, đi theo Bobby từ trường về nhà và dừng lại để mời cậu bé lên xe. Bobby không nghi ngờ gì mà vui vẻ ngồi lên ghế trước cạnh Nathan. Ngay sau khi yên vị, Richard cầm gậy đập liên tục vào đầu Bobby khiến cậu bất tỉnh, sau đó hai kẻ tội phạm bịt miệng và bóp cổ cậu bé khiến cậu ngạt thở và chết sau đó vài phút.
Nathan và Richard quyết định bọc cơ thể của Bobby trong một chiếc chăn và lái xe đến hồ Wolf, cách trung tâm Chicago khoảng 40km. Hồ Wolf là một vùng đầm lầy hẻo lánh, nơi cả hai người họ nghĩ rằng sẽ không có ai có thể tìm thấy xác của Bobby. Nước sẽ liên tục chảy qua và xác của Bobby sẽ dễ dàng bị phân hủy. Đôi bạn tiến hành cởi bỏ quần áo của Bobby, giấu xác vào một đường ray xe lửa cũ. Tiếp theo, họ đổ axit clohydric lên mặt, cơ thể và vùng kín của Bobby để tránh việc nhận dạng.
Xong xuôi mọi thứ, cả hai lái xe trở về Chicago như không có chuyện gì xảy ra.
Bước tiếp theo, Richard gửi đến gia đình Franks một bức thư đòi tiền chuộc qua đường bưu điện. Bức thư được viết bằng máy đánh chữ.
Vài ngày sau, trước khi nhận được phản hồi từ phía gia đình Franks, Nathan và Richard vô cùng thất vọng khi một người đàn ông đã tìm thấy thi thể của Bobby.
Tội ác bị lật tẩy
Một cuộc điều tra đã được tiến hành ngay sau đó. Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy một cặp kính rất lạ và độc đáo. Tang chứng vật chứng này cũng chính là khởi đầu cho sự sụp đổ của đôi bạn thân Nathan và Richard.
Chiếc kính tìm được là một loại đặc biệt, được thiết kế với kiểu dáng độc đáo và lạ mắt. Nhờ sự điều tra tích cực, cảnh sát đã phát hiện ra chỉ có 3 chiếc kính như vậy được bán ra, một trong số đó chính là Nathan Leopold.
Khi được thẩm vấn, Nathan đã khai rằng anh đánh rơi chiếc kính của mình trong một chuyến đi ngắm chim gần đây. Tuy nhiên, lời khai khiến cảnh sát nghi ngờ nên họ đã tiến hành lục soát nhà của Nathan và phát hiện ra một chiếc máy đánh chữ. Hơn nữa, cảnh sát cũng phát hiện ra Nathan có một người bạn thân tên là Richard Loeb, người này cũng là anh họ của Bobby và chỉ sống cách nhà Bobby mấy mét.
Sự trùng hợp này khiến cảnh sát tiếp tục thẩm vấn cả hai người. Sau nhiều ngày điều tra, cuối cùng Richard đã tuyên bố rằng chính Nathan là người lên kế hoạch cho mọi thứ và là kẻ giết người. Tuy nhiên, Nathan khai rằng kế hoạch là của anh nhưng người thực hiện lại là Richard.
Nhưng dù ai là kẻ giết người thì Bobby cũng đã chết thảm. Cuối cùng, cả hai thừa nhận động cơ giết người của mình chỉ đơn giản là cảm giác hồi hộp và phấn khích. Cả hai đổ lỗi cho hành vi của mình là do ảo tưởng về triết lý "siêu nhân" của Nietzche và khái niệm "tội phạm hoàn hảo".
Phiên tòa diễn ra sau đó đã thu hút sự chú ý của dư luận và được coi là "phiên tòa thế kỷ". Gia đình Richard đã thuê luật sư Clarence Darrow, một luật sư nổi tiếng vì phản đối án tử hình. Trong phiên tòa, luật sư Darrow đã đưa ra những lập luật chặt chẽ, kéo dài 12 giờ đồng hồ và đưa ra lời cầu xin không xử tử hai phạm nhân Nathan Leopold và Richard Loeb. Những lời bào chữa sau đó được ca ngợi là hay nhất trong sự nghiệp của ông.
Cuộc sống trong tùCuối cùng, Nathan và Richard chỉ bị kết án tù chung thân. Ở trong tù, Richard và Nathan thực hiện kế hoạch cải cách giáo dục trong nhà tù khiến tù nhân tại Chicago tăng mức giáo dục lên trung cấp và phổ thông.
Tuy nhiên, 12 năm sau, Richard đã bị một tù nhân khác giết chết trong tù, trên cơ thể anh có 50 vết cắt do dao cạo râu. Còn Nathan đã được ân xá sau 33 năm, vì là "một tù nhân kiểu mẫu" và đóng vai trò lớn trong việc cải tổ hệ thống giáo dục của nhà tù.
Sau khi ra tù, Nathan đã viết một cuốn tự truyện và sử dụng số tiền kiếm được để xây dựng quỹ giúp thanh thiếu niên bị rối loạn cảm xúc. Nathan qua đời ở tuổi 66 vì đau tim tại Puerto Rico. Nathan đã hiến tặng cơ thể của mình cho trường đại học Y khoa Puerto Rico và giác mạc cho ngân hàng mắt.
Câu chuyện về Nathan Leopold và Richard Loeb sau đó trở nên nổi tiếng trong lịch sự tội phạm học. Rất nhiều sách và phim đã được lấy cảm hứng từ câu chuyện này để xuất bản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo