Tám tiêu chí dự án khoa học và công nghệ thuộc Chương trình công nghệ cao
Trang Nikkei Asia: Việt Nam thu hút công ty nước ngoài về sản xuất chip / 70% doanh nghiệp Việt sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
Trongsố các tiêu chí này có nội dungưu tiên tổ chức chủ trì đang triển khai dự án đầu tư thuộc lĩnh vực có liên quan đến dự án khoa học và công nghệ đề xuất đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cụthể, Thông tư 25/2023/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 nêurõ,dự án khoa học và công nghệ phải đáp ứng tiêu chí cụ thể. Công nghệ được nghiên cứu phát triển trong dự án khoa học và công nghệ phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải là công nghệ được nghiên cứu phát triển, ứng dụng để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; được nghiên cứu để thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.
Mục tiêu, nội dung của dự án khoa học và công nghệ phải gắn kết hữu cơ, đồng bộ, được tiến hành trong một thời gian nhất định và được triển khai dưới hình thức đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm (nhiệm vụ thuộc dự án khoa học và công nghệ).
Cũng theo Thông tư trên, kết quả của dự án khoa học và công nghệ phải bảo đảm cho việc phát triển công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trong từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm chủ lực của các ngành kinh tế; tạo ra dịch vụ công nghệ cao công ích, hình thành doanh nghiệp công nghệ cao trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học. Việc tổ chức chủ trì dự án khoa học công nghệ phải có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực về cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, khả năng triển khai, phối hợp nghiên cứu và ứng dụng kết quả dự án khoa học công nghệ vào sản xuất.
Đồng thời, ưu tiên tổ chức chủ trì đang triển khai dự án đầu tư đã được triển khai trong khu công nghệ cao đối với dự án đầu tư cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với dự án đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Chủ nhiệm dự án khoa học và công nghệ là lãnh đạo của Tổ chức chủ trì dự án khoa học và công nghệ, có đủ thời gian và khả năng tổ chức thực hiện dự án khoa học và công nghệ. Trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng bổ sung tiêu chí đánh giá dự án khoa học và công nghệ thuộc Chương trình công nghệ cao. Theo đó, tính đến thời điểm đăng ký tham gia thực hiện dự án khoa học, tổ chức chủ trì dự án khoa học và công nghệ phải có ít nhất một bài báo khoa học hoặc một đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực của dự án phù hợp với thực tiễn, có khả năng ứng dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc một đề tài, dự án trong lĩnh vực liên quan từ cấp Bộ (hoặc tương đương) trở lên đã được nghiệm thu hoặc chuyển giao công nghệ.
Cùngvới đó, hệ thống quản lý chất lượng của dự án khoa học và công nghệ phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định về quản lý chất lượng sản phẩm; tuân thủ và áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành. Thông tư cũng khuyến khích, ưu tiên dự án khoahọc và công nghệcó sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Với việc đi vào hiệu lực từ 15/2/2024, Thông tư 25 là căn cứ cụ thể để xác định rõ tiêu chí cho các dự án khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Công nghệ cao.
Theo Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ), ngay sau khi Luật Công nghệ cao năm 2008 được Quốc hội thông qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành liên quan đã tích cực, chủ động tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cũng như ban hành theo thẩm quyền hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ cao trong từng thời kỳ như: Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao; tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, tiêu chí thu hút dự án đầu tư vào khu công nghệ cao…
Bộtập trung triển khai các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia có liên quan như: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030…; trong đó, đối tượng trọng tâm là nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, phương thức quản lý tài chính các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp để giảm bớt thủ tục hành chính, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp thành lập và tăng quy mô các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả quỹ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và phát triển công nghệ, đặc biệt là hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học thông qua đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm nghiên cứu chung, các dự án ươm tạo công nghệ, dự án chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, khuyến khích hợp tác công -tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo