Khoa học - Công nghệ

Thị trường smartphone cao cấp 'lao đao' vì giá điện thoại ngày một tăng

Nhiều nhà sản xuất smartphone cao cấp đang chứng kiến sụt giảm doanh số do điện thoại cũ thì ngày càng bền, còn điện thoại mới thì ngày càng đắt.

Smartphone camera kép, pin 'khủng' giảm giá mạnh tại Việt Nam / Giảm 15 - 30 triệu đồng cho tất cả xe Nissan tại Việt Nam

Nhiều nhà sản xuất smartphone cao cấp đang chứng kiến sụt giảm doanh số do điện thoại cũ thì ngày càng bền, còn điện thoại mới thì ngày càng đắt.

Trong bối cảnh smartphone phân khúc tầm trung và giá rẻ vẫn đang duy trì tốt, thì doanh số smartphone cao cấp (hay còn gọi là flag-ship) bắt đầu có chiều hướng đi xuống, theo một báo cáo từ tổ chức nghiên cứu Gartner.

97-ac-610439-d-34434903-b-4-d-912-db-0-af-13-1550896641346.jpeg

Trong đó, sự thiếu đột phá cùng với việc giá bán bị đẩy lên cao là những nguyên nhân chính. Cụ thể trong năm 2018, doanh số smartphone toàn cầu chỉ tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, chạm ngưỡng 1,6 tỷ thiết bị được bán ra.

Smartphone cao cấp ngày càng khó bán

Theo báo cáo, khu vực Bắc Mỹ, châu Á/Thái Bình Dương và Trung Quốc là những nơi có tăng trưởng thấp nhất về doanh số smartphone, với lần lượt 6,7%, 3,4% và 3%.

Trong quý IV của năm 2018, Apple - công ty đắt giá nhất thế giới, chứng kiến mức giảm lớn nhất trong lịch sử kể từ quý I/2016, lên tới 11,8%, nhưng vẫn nằm trong top 5 nhà bán lẻ smartphone với doanh số 64,5 triệu thiết bị.

Dẫu vậy, Apple vẫn duy trì vị trí thứ 2 trong số các nhà sản xuất smartphone, với 15,8% thị phần. Xếp đầu bảng là Samsung với 17,3% thị phần, còn thứ 3 là Huawei với 14,8%. Nằm trong top 5, các nhà sản xuất Oppo, Xiaomi tiếp tục duy trì thứ hạng và tăng trưởng đều đặn với lần lượt 7,7% và 6,8%.

Tuy nhiên, Huawei mới là nhà sản xuất được ghi nhận là có mức tăng trưởng mạnh nhất, với 37,6%, đồng thời vượt ngưỡng 60 triệu thiết bị bán ra, theo Gartner. Nguyên nhân ở đây là do hãng liên tục thúc đẩy phân khúc tầm trung / giá rẻ, cũng như mở rộng sang các nhóm sản phẩm mới.

Không ngừng mở rộng chính là “con đường sống”

Trở lại vấn đề của Apple, đó là hãng vẫn luôn trung thành với triết lý “chỉ bán smartphone cao cấp”. Trong khi cả Samsung, Huawei và tất cả các nhà sản xuất khác đều nhận thấy tiềm năng ở phân khúc tầm trung.

“Nhiều người dùng iPhone đã quyết định không nâng cấp thiết bị của họ trong năm 2018 để chờ những sản phẩm mang tính đột phá hơn, khiến Apple gặp khó”, Anshul Gupta, Giám đốc nghiên cứu cấp cao tại Gartner chia sẻ. “Không chỉ vậy, Apple còn đối mặt với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm smartphone tầm trung và cao cấp đến từ các thương hiệu đối thủ”.

Một số người dùng cũng bắt đầu nhận thấy rằng họ không cần đến những tính năng cao cấp được giới thiệu trên smartphone cao cấp. “Họ có thể nói rằng, “Tôi vẫn trung thành với Apple, nhưng những giá trị mà iPhone đem lại thì rõ ràng không bằng so với trước đây”.

iphone-1549598242613.jpg

“Trong khi đó, các nhà sản xuất Trung Quốc, điển hình như Huawei đã khai thác cơ hội tăng trưởng thông qua việc tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm Honor vào nửa cuối năm 2018, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi, giúp họ tăng thị phần lên 13%”, Anshul Gupta cho biết. “Ngay cả dòng flag-ship Honor 10 cũng chỉ được bán với giá 468 USD, thấp hơn phân nửa so với iPhone XR - chiếc điện thoại rẻ nhất của Apple”.

Anshul Gupta nhìn nhận điều tương tự như Apple ở Samsung, khi nhà sản xuất Hàn Quốc cũng đang gặp trở ngại trong phân khúc smartphone cao cấp. Tuy nhiên, Samsung lại có một giải pháp mà Apple không thể, đó là tấn công mạnh vào phân khúc tầm trung.

Có thể thấy rằng dòng Galaxy A của Samsung với khởi điểm là dòng smartphone cận cao cấp, thì nay đã được đưa về phân khúc tầm trung. Samsung loại bỏ dòng Galaxy J, nhưng đã tiếp tục ra mắt dòng Galaxy M trong quý đầu năm 2019 như một đòn đánh mạnh vào sự thống trị của Xiaomi tại thị trường Ấn Độ trong phân khúc tầm trung.

Thị trường đang dần trở nên “hỗn loạn”

Không chỉ riêng Gartner, cả hai hãng nghiên cứu toàn cầu khác là IDC và IHS Market đều nhìn nhận sụt giảm về doanh số smartphone trong phân khúc cao cấp. Một vài chuyên gia tài chính thậm chí gọi thị trường smartphone là “một mớ hỗn loạn”.

Với cá nhân Apple, các chuyên gia đánh giá công ty có rất ít sự lựa chọn trong tương lai gần, nếu muốn cải thiện tình hình kinh doanh.

“Rõ ràng là họ sẽ không chịu rời bỏ thương hiệu smartphone cao cấp, và cũng không chấp nhận các hình thức giảm giá bán”, Gerrit Schneemann, Giám đốc nghiên cứu của IHS cho biết. “Như vậy, Apple có khả năng sẽ phụ thuộc vào các chương trình nâng cấp điện thoại hoặc kết hợp gói dịch vụ để mang những chiếc iPhone mới tới người tiêu dùng với một mức giá chấp nhận được”.

Bên cạnh đó, Schneemann cũng tin rằng việc sớm bắt nhịp công nghệ 5G và smartphone màn hình gập giống như Samsung cũng là một bước đi mà Apple đang cân nhắc.

“Để triển khai 5G trên những chiếc điện thoại, các nhà sản xuất cần những smartphone mạnh mẽ, và quan trọng hơn là cả một hệ sinh thái kèm theo. Nếu ai đó có thể làm tốt điều này, đó chính là Apple”, Schneemann cho biết.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm