Khoa học - Công nghệ

Thuế nhập khẩu linh kiện sẽ về mức 0% để bảo hộ xe nội

Trong bối cảnh xe ôtô nhập khẩu đang chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam, mới đây Bộ Tài chính vừa đề xuất một nhóm giải pháp ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước.

Thuế tăng mạnh xe vẫn ùn ùn về: Ôtô bán tải đón đầu tăng giá / Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô từ Mỹ

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ, ngành xin ý kiến về dự thảo sửa đổi Nghị định 125. Bộ Tài chính cho biết, năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP), cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm. Việt Nam và EU cũng vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 năm nữa. Hiện nay, thuế nhập khẩu ôtô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Như vậy, tới năm 2030 thị trường ôtô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản ôtô lớn trên thế giới như: ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU.

Bộ Tài chính vừa đề xuất một nhóm giải pháp ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước.

Bộ Tài chính vừa đề xuất một nhóm giải pháp ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước.

“Hiện nay, số lượng xe ôtô nhập khẩu tăng đột biến, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước bị thu hẹp thị phần và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật không còn, các doanh nghiệp nước ngoài đang dần chuyển sang nhập khẩu kinh doanh thương mại thay cho việc sản xuất, lắp ráp ôtô”. Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung đối tượng được áp dụng chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ở mức 0%.

Cụ thể, trường hợp tập đoàn, tổng công ty, công ty có quy mô vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên tham gia góp vốn (hoặc chiếm số cổ phần) trên 35% vào các công ty sản xuất và lắp ráp ôtô thì các công ty nhận vốn góp (hoặc chiếm số cổ phần) trên 35% sẽ không phải đáp ứng điều kiện về sản lượng khi xét điều kiện hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại của chương trình (hết năm 2022) nếu đạt điều kiện của chương trình ưu đãi.

Thue nhap khau linh kien se ve muc 0% de bao ho xe noi-Hinh-2
Hiện nay, số lượng xe ôtô nhập khẩu tăng đột biến, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước bị thu hẹp thị phần.

Việc áp dụng mức thuế suất 0% đối với các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô của mỗi doanh nghiệp phải tương ứng với sản lượng ôtô nguyên chiếc thực tế mà mỗi doanh nghiệp đã sản xuất, lắp ráp tại kỳ xét ưu đãi.

Như vậy có thể hiểu, dự thảo sửa đổi Nghị định 125 đã nới rộng điều kiện để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất thay vì chỉ có quy định cứng về quy mô sản lượng như hiện nay.

Một đề xuất nữa là việc bổ sung các loại “xe xanh” như: Ôtô điện, sử dụng pin nhiên liệu, ôtô hybrid, ôtô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn... vào danh mục được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%. Theo đó, để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết.

Thue nhap khau linh kien se ve muc 0% de bao ho xe noi-Hinh-3
VinFast dự kiến sẽ sản xuất lắp ráp xe buýt điện vào năm 2020.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, trong nước chỉ có công ty VinFast dự kiến sẽ sản xuất lắp ráp xe buýt điện vào năm 2020 với công suất 500 xe/năm nên giai đoạn đầu đi vào hoạt động cần có giai đoạn phát triển thị trường, chưa thể đáp ứng các tiêu chí sản lượng như các chủng loại xe chạy bằng xăng, dầu. Vì vậy, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định doanh nghiệp không phải cam kết về mẫu xe và không phải đáp ứng điều kiện về sản lượng tối thiểu trong 2 kỳ đầu tiên xét ưu đãi kể từ ngày đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế nhưng phải đáp ứng đủ sản lượng tối thiểu kể từ kỳ xét ưu đãi tiếp theo.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 125 còn bổ sung quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất ôtô. Tuy nhiên, để được hưởng thuế nhập khẩu 0%, những loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện này phải có tên trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển…

 

Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), dự thảo lần này chủ yếu vẫn là định hướng sản xuất lắp ráp ô tô trong nước và hạ bớt yêu cầu sản lượng đối với xe tải xuống bởi như trước đây thì khó đạt bởi thị trường không quá lớn đến mức như vậy. Cái hay của dự thảo là có bổ sung, thêm doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cũng nằm trong diện được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%.

Hiện nay, số lượng xe ôtô nhập khẩu tăng đột biến, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước bị thu hẹp thị phần.

Theo Thảo Nguyễn/Kiến thức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm