Khoa học - Công nghệ

Vì sao Serbia quốc gia nhỏ bé đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới?

DNVN - Serbia hiện là quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân cao nhất thế giới. Thủ tướng Serbia cho biết điểm mẫu chốt là sức mạnh truyền thông và khả năng tiếp cận thông tin của mọi công dân, trong đó có sự góp phần lớn của kết quả triển khai chính phủ điện tử.

Số hóa giúp doanh nghiệp địa ốc vượt khó trong đại dịch Covid-19 / Miss Earth Vietnam 2021 có thể sơ tuyển trực tuyến do COVID-19

Quốc gia đang có tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới

Đại dịch COVID-19 đã tấn công thế giới từ cuối năm 2019. Theo cập nhật mới nhất, đã có tổng số hơn 167 triệu người mắc COVID-19 trên toàn thế giới, trong đó có 3,46 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, đã có trên 5.200 ca mắc COVID-19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến gần như toàn bộ các lĩnh vực của đời sống, tác động đến nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là du lịch, y tế.

Hiện nay, vắc-xin COVID-19 đang được các nước triển khai tiêm cho người dân. Việt Nam cũng đã triển khai tiêm vắc-xin COVID-19, với tổng số trên 1 triệu liều vắc-xin đã được đưa về, trong đó có trên 28.000 người đã được tiêm. Trong khi đó, trên thế giới, có khoảng 387 triệu người đã được tiêm vắc-xin COVID-19. Con số này quá thấp so với nhu cầu và dân số thế giới, cụ thể số người được tiêm vắc-xin COVID-19 chỉ mới chiếm 5% tỷ lệ dân số thế giới. Vì vậy, các quốc gia đang nỗ lực nâng cao số người được tiêm ngừa.

Tại châu Âu, Serbia hiện là nước đầu tiên và là nước dẫn đầu thế giới về số người được tiêm vắc-xin COVID-19. Theo số liệu thống kê của Our World in Data, tính đến ngày 22/5, Serbia đã có 1,87 triệu người được tiêm vắc-xin COVID-19, chiếm 26,9% tổng dân số nước này, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5% của thế giới.

Để đạt được tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 cao như vậy, Thủ tướng Ana Brnabić của Serbia cho biết điểm mẫu chốt là truyền thông và khả năng tiếp cận thông tin của mọi công dân, trong đó có sự góp phần lớn của kết quả triển khai chính phủ điện tử.

Thủ tướng Serbia

Thủ tướngAna Brnabić củaSerbia.

“Chúng tôi cam kết số hóa đất nước của mình và đảm bảo các dịch vụ này được bao trùm xuyên suốt”, Thủ tướng Ana Brnabić nói và cho biết Serbia đã chuyển hướng và đặt chuyển đổi kỹ thuật số lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.

“Chúng tôi coi đó không chỉ là một ưu tiên mà còn là sự cần thiết để cải cách hành chính công và cải thiện đời sống công dân - trong đó mở rộng dịch vụ công, thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta thông qua giáo dục tốt hơn, củng cố môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tạo việc làm”.

Bà cho biết đây là một quá trình không ngừng phát triển, nhưng Serbia đang đi đúng hướng và đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Nhiều chính sách số hóa được đưa ra. Chiến lược trí tuệ nhân tạo (AI), luật tài sản kỹ thuật số, sandbox và chiến lược sức khỏe số đang được chuẩn bị. Chương trình chính phủ điện tử của chúng tôi sẽ tạo ra khoảng 300 dịch vụ điện tử mới cho người dân và doanh nghiệp.

Kết quả triển khai chính quyền điện tử của Serbia

Số hóa và chính quyền điện tử có vẻ giống như những khái niệm trừu tượng. Nhưng Thủ tướng Ane Brnabić của Serbia đã đưa ra những minh chứng cho thấy khái niệm “trừu tượng” có thể mang lại những tác động đến thế giới thật như thế nào.

Tiết kiệm giấy, cây xanh, nước và điện

Brnabić đã giải thích cách số hóa trở thành trọng tâm của mọi thứ mà chính phủ nước này đang cố gắng đạt được, bao gồm quá trình chuyển đổi sang quản trị điện tử để chính phủ 'hoàn toàn lấy công dân làm trung tâm'. Nhưng những lợi ích đã vượt ra ngoài hiệu quả và tăng tính minh bạch.

Brnabić cho biết kể từ khi giới thiệu các dịch vụ điện tử vào chính phủ từ ngày 1/6/2017, chính phủ Serbia đã tiết kiệm được hơn 180 triệu tờ giấy A4. “Điều đó có nghĩa là chúng tôi đã tiết kiệm được 900 tấn giấy, 18.000 cây xanh, hơn 76 triệu lít nước, tức là hơn 6.000 megawatt giờ điện”, Thủ tướng Serbia nói.

Và đó chỉ là “một Serbia nhỏ bé”, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra và tác động lên hành tinh, nếu các quốc gia lớn hơn tiến hành chính phủ điện tử thành công.

Sự tập trung vào số hóa này cũng giúp đất nước vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 - trong đó giáo dục là một câu chuyện thành công cụ thể khi trẻ em có thể chuyển sang học trực tuyến.

Ý nghĩa năng lượng của dữ liệu

Tất nhiên, việc chuyển đổi thủ tục giấy tờ sang trực tuyến không phải là không có những lo ngại về môi trường. Nghiên cứu trước đại dịch cho thấy các trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng ước tính khoảng 200 terawatt giờ mỗi năm - chỉ bằng 1% nhu cầu điện toàn cầu, nhưng nhiều hơn mức tiêu thụ năng lượng của một số quốc gia. Và, mức sử dụng này dự đoán sẽ tăng lên. Một mô hình cho thấy rằng các hoạt động ứng dụng CNTT-TT sử dụng năng lượng điện có thể vượt quá 20% tổng lượng điện toàn cầu vào cuối thập kỷ này.

Tuy nhiên, các tổ chức như Amazon Web Services và Facebook đang nỗ lực cải thiện tính bền vững của các trung tâm dữ liệu của họ, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho chúng.

Vì vậy, quản trị điện tử có thể không chỉ thuận tiện và hiệu quả hơn mà còn có thể giúp bạn cứu hành tinh.

Chiến lược quốc gia đảm bảo quyền truy cập toàn diện của người dân vào công nghệ mới

Nói về những kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển số hơn nữa, Thủ tướng Serbia cho biết về cơ sở hạ tầng, đất nước này đặt mục tiêu cung cấp băng thông rộng cho 99% hộ gia đình vào năm 2025. Đầu tiên, Serbia sẽ đánh giá mức độ phủ sóng hiện tại thông qua giải pháp lập bản đồ của cơ quan quản lý quốc gia. Sau đó, chính phủ đưa ra chương trình cung cấp thông tin liên lạc tốc độ cao, giá cả phải chăng cho hơn nửa triệu hộ gia đình ở các khu vực dân cư thưa thớt.

Điều này đòi hỏi phải thiết lập trách nhiệm dịch vụ toàn cầu (USO) và khuyến khích đầu tư tư nhân.

Trong giáo dục, các quy định mới phải hỗ trợ việc sử dụng công nghệ, giới thiệu hình thức đào tạo từ xa để tiếp cận nhiều học sinh hơn, tài liệu giảng dạy cần dựa trên nguyên tắc thiết kế phổ quát. Các công nghệ đột phá sẽ được giảng dạy trong suốt chu trình giáo dục, chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng như viết mã, lập trình để thành công trong sự nghiệp tương lai.

Serbia là một trong những quốc gia đầu tiên ở Châu Âu đưa lập trình thành một môn học bắt buộc trong các trường tiểu học. Nhiều học sinh sau đó tiếp tục theo học các chương trình CNTT-TT chuyên biệt ở các trường trung học. Để đáp ứng làn sóng sinh viên có sở thích và khả năng kỹ thuật số này, số lượng các khoa kỹ thuật, công nghệ ở đây đã được mở rộng thêm 20%.

t

Serbia hiện là quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân cao nhất thế giới.

Cùng với các nước châu Âu khác, Serbia có kế hoạch giới thiệu sách giáo khoa kỹ thuật số, đào tạo giáo viên cho lớp học kỹ thuật số và trang bị cho mỗi lớp học mạng cục bộ không dây (WLAN) ngay từ những ngày đầu đi học. Song song đó, Serbia nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo với hy vọng sẽ sớm mở viện AI đầu tiên của khu vực.

Để đảm bảo mọi công dân đều gặt hái được những lợi ích của tiến bộ kinh tế xã hội và kỹ thuật số, Serbia đặt mục tiêu hòa nhập kỹ thuật số là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền tự chủ cá nhân, bao gồm khả năng của mỗi người để đạt được mức sống tốt và thịnh vượng thông qua việc tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa.

Chiến lược Mạng thế hệ mới của Serbia công nhận sự hòa nhập xã hội là yếu tố rất quan trọng đối với các mục tiêu phát triển kinh tế, bên cạnh việc xây dựng kỹ năng kỹ thuật số và khả năng đọc viết.

Chiến lược quốc gia về cải thiện tình trạng của người khuyết tật giai đoạn 2020-2024 của Serbia có trọng tâm cốt lõi là đảm bảo khả năng tiếp cận CNTT-TT cùng với việc giới thiệu các công nghệ hỗ trợ. Chiến lược quốc gia của Serbia cũng dự đoán nhu cầu tiếp cận thông tin đáng tin cậy cho người khuyết tật, đặc biệt khi liên quan đến sự tham gia chính trị, công lý, dịch vụ xã hội và y tế, ưu đãi việc làm, dịch vụ truyền thông và giáo dục ở tất cả các cấp. Tất cả nhằm mục đích đảm bảo quyền truy cập toàn diện của mọi người dân vào các công nghệ mới, cũng như các giao thức toàn diện cho các dịch vụ thông tin trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, tất cả các cơ quan nhà nước phải đảm bảo khả năng truy cập vào các trang web và các dịch vụ chính phủ điện tử của họ.

Hoàng Lan
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm