Việt Nam cần dồn lực tìm kiếm nguồn lực, tri thức công nghệ của nước ngoài
Chưa bao giờ doanh nhân Việt lại đau đáu về quản trị rủi ro và đổi mới sáng tạo như hiện tại / 10 startup lọt vào vòng trong cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2020
Ngày 18/12/2020, tại Hà Nội, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) chuẩn bị tổ chức “Diễn đàn Kết nối đổi mới sáng tạo 2020”. Đây là hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ, tăng cường hiệu quả và định hướng nhập khẩu công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, tính đến 8/2020, đã có 32,539 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 137 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp trực tiếp vào GDP và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thì trường xuất khẩu, thực hiện chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển.
Từ đó, Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ cũng đưa ra nhận định: “Việt Nam một mặt cần cơ cấu lại các nguồn lực để thúc đẩy đầu tư khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt cần lựa chọn một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên, có tính chất công nghệ nền tảng. Mặt khác cần dồn lực tìm kiếm, khai thác các nguồn lực, tri thức công nghệ của nước ngoài bao gồm cả công nghệ, chuyên gia để thay đổi nhanh trình độ sản xuất công nghệ, nâng cao chất lượng tăng trưởng chuỗi ngành hàng gắn với xuất khẩu”.
Cũng tại diễn đàn, ông Vahram Kazhoyan – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia cho biết, hai nước Việt Nam – Armenia vốn đã có nền tảng tích cực trên quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, thương mại tương xứng với quan hệ chính trị, đồng thời phát triển quan hệ văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định Việt Nam cần phải cơ cấu lại nguồn lực để phát triển Khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia cũng khẳng định giữa 2 nước có một tiềm năng to lớn trong việc phát triển quan hệ thương mại. Việt Nam có thể xuất khẩu thủy sản, nông sản, điện tử và dệt may sang Armenia. Đồng thời, Armenia có thể xuất khẩu CNTT, máy móc, thiết bị,linh kiện, sản phẩm hóa chất, dây cáp, nhựa, vật liệu dệt, giày dép, thuốc lá, nhiều loại nông sản nhất, cũng như rượu Armenia nổi tiếng và rượu Cognac Ararat sang Việt Nam.
Ông khẳng định Đại sứ quán Armenia sẵn sàng hỗ trợ các học giả, nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các đồng nghiệp tại Armenia và các công nghệ tiên tiến, giúp các bạn có được kết quả tốt nhất.
Tại sự kiện, các diễn giả và đại biểu cũng tập trung vào việc thảo luận các vấn đề đặt ra đối với hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Thực trạng triển khai chính sách định hướng và hỗ trợ nhập khẩu, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thời gian qua… từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo