Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hạ tầng và lĩnh vực phòng vệ
"Almaz-Antey" của Nga chế tạo tên lửa thế hệ mới chống máy bay / Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên Bang Nga cần là cầu nối cho hàng Việt
Liên bang Nga đang có nhiều tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, nhất là lĩnh vực công nghệ cao.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy, tính đến tháng 11/2022, Liên bang Nga đã có 164 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng mức đầu tư là 965,8 triệu USD.
Thông tin về tiềm năng này với báo chí, ông Alexander Ponomarenko, Phó Tổng giám đốc/Giám đốc Thương mại của Tập đoàn Almaz (Liên bang Nga) cho biết, Almaz là công ty trực thuộc nhà nước Nga, chuyên nghiên cứu sản xuất các thiết bị điện tử, trong đó có các thiết bị radar.
Almaz sở hữu khoảng 11.000 nhân viên, cùng tham gia vào nghiên cứu và sản xuất nhiều sản phẩm thiết bị điện tử, từ quân sự cho đến dân sự.
Tính đến nay, tập đoàn đã hợp tác và giao dịch với trên 50 quốc gia trên toàn thế giới. Những thiết bị Almaz bao gồm, hệ thống kiểm soát không lưu, các loại radar điều phối hàng không và các thiết bị chống phương tiện bay không người lái (UAV).
“Vừa qua, chúng tôi cũng đã có cơ hội làm việc với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và thảo luận rất nhiều chủ đề. Chúng tôi rất hy vọng được tham gia vào Dự án sân bay quốc tế Long Thành với hệ thống radar kiểm soát không lưu của Almaz có tên là ATC. Các sản phẩm của chúng tôi cũng đã đạt tiêu chuẩn EU”, ông Alexander Ponomarenkonói.
Theo ông Alexander Ponomarenko, thời gian gần đây, việc thiếu kiểm soát những thiết bị bay không người lái đã ảnh hưởng lớn đến các chuyến bay dân sự, hoặc những địa điểm dân sự quan trọng như sân vận động, hoặc trụ sở quan trọng.
Vì vậy, Tập đoàn Almaz đã phát triển những công nghệ đặc biệt để vô hiệu hóa các thiết bị này và đảm bảo an toàn cho những địa điểm dân sự tụ tập đông người hoặc quan trọng.
“Cuối năm 2022 đã diễn ra Diễn đàn "Công nghiệp đối thoại doanh nghiệp Nga - Việt" tại Hà Nội, trên tinh thần hợp tác như vậy, chúng tôi nhận được sự hẫu thuẫn rất lớn từ Chính phủ Nga. Do đó, chúng tôi rất kỳ vọng hệ thống phòng vệ của Almaz sẽ được VATM đón nhận và sử dụng”, ông Alexander Ponomarenko kỳ vọng.
Đánh giá về tiềm năng thị trường thiết bị dân sự phòng chống thiết bị không người lái trên thế giới cũng như Việt Nam, Giám đốc Thương mại của Tập đoàn Almaz khẳng định, trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân dân sự tham gia vào sản xuất thiết bị bay không người.
Các thiết bị này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho các mục tiêu dân sự, như sân bay, nhà máy, tòa nhà chính phủ.
Do đó, phần lớn quốc gia cũng đã quan tâm vào việc phát triển những công nghệ để chống lại thiết bị bay không người lái. Trong đó, Almaz cũng đã có nhiều năm trong lĩnh vực này, với chất lượng sản phẩm thuộc loại tốt nhất thế giới.
Hiện đã có những thiết bị bay vận hành theo một chương trình đã cài đặt trước, không ai có thể dự đoán, cộng thêm kích thước vô cùng nhỏ, khiến việc thu bằng radar vô cùng khó khăn.
Tập đoàn Almaz tự tin đã phát triển công nghệ của mình để đối phó với những đối tượng này, ví dụ như tiêu diệt các drone nhỏ, 2 drone to nhỏ bay cùng nhau, hoặc drone tiêu diệt drone, đều đã được hoàn thiện.
Tại Liên bang Nga, thời gian gần đây, Tập đoàn Almaz đã áp dụng thành công việc phát hiện và tiêu diệt các drone nhỏ này. Almaz hy vọng sẽ có nhiều quốc gia quan tâm đến công nghệ này, đặc biệt là từ phía Việt Nam.
Ông Alexander Ponomarenkothừa nhận, trong một thời gian dài, Tập đoàn Almaz ít chú ý đến các sản phẩm thiết bị dân sự. Trong quãng thời gian đó, thị trường dân sự đã trở nên vô cùng sôi động, với việc các nhà sản xuất phương Tây đẩy mạnh quảng cáo các sản phẩm của họ.
“Tuy nhiên tôi khẳng định sản phẩm của Almaz có chât lượng rất tốt, có thể còn nhỉnh hơn một số đến từ phương Tây và có mức giá tốt nhất. Hiện Việt Nam đã thể hiện sự cởi mở tiếp cận với sản phẩm của Almaz. Chúng tôi hiện không có khó khăn gì và rất sẵn sàng để hợp tác với phía Việt Nam”, ông Alexander Ponomarenko bày tỏ niềm vui.
Nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác hương mại giữa hai thị trường Nga - Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghệ cao, chế biến-chế tạo nói riêng, ông Alexander Ponomarenkocho biết, Tập đoàn Almaz sẵn sàng có các nhà đầu tư cho tất cả các dự án của tập đoàn tại Việt Nam.
“Có những tập đoàn tài chính nhà nước tại Nga, hoặc phi chính phủ, có thể đến Việt Nam và liên kết với Almaz để thực hiện đầu tư tại đây. Chúng tôi có thể đầu tư vào hạ tầng cơ sở, hoặc làm mới lại sân bay, hay xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, đây là những dự án chúng tôi có khả năng đầu tư.
Ngoài ra, Almaz có thể góp vốn để sản xuất không chỉ phục vụ thị trường Việt Nam, mà đủ khả năng để xuất ra thị trường thế giới. Chúng tôi làm việc với các cơ quan Nhà nước Việt Nam, vì vậy sẽ có sự đảm bảo cho các khoản đầu tư”, ông Alexander Ponomarenko khẳng định.
Tập đoàn Almaz sẵn sàng trình bày với Việt Nam các dự án đầu tư mới nhất của mình. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cho các công ty công nghệ cao và Almaz có thể cung cấp những công nghệ cao ấy cho Việt Nam.
Hiện tại, Almaz mong muốn tham gia đấu thầu hoặc đầu tư vào các sản phẩm dân sự như hệ thống kiểm soát không lưu ATC các trạm radar, các loại radar dẫn đường, radar cất hạ cánh cho máy bay dân sự; các trang thiết bị sân bay cho Dự án sân bay quốc tế Long Thành với mức kinh phí từ 53 triệu USD đến 300 triệu USD.
Bên cạnh đó, Almaz cũng mong muốn tham gia đấu thầu hoặc đầu tư toàn bộ Trung tâm kiểm soát không lưu ATCC cho sân bay Tân Sơn Nhất với số vốn mở rộng đầu tư là 60 triệu USD đến 200 triệu USD.
Đồng thời, mong muốn tham gia đấu thầu radar thời tiết đặc chủng cho các sân bay với giá 1,2 triệu USD; hệ thống phát hiện và vô hiệu hóa các UAV drone tại sân bay, bệnh viện.
Đáng chú ý, theo ông Alexander Ponomarenko, giá của phương Tây đưa ra đối với các dự án trên đều cao gấp 2-3 lần so với giá của Almaz đưa ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo