VST kiến nghị về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khoa học công nghệ
KHCN và đổi mới sáng tạo – “Bệ phóng mới” cho phát triển KTXH toàn diện và bền vững / KHCN và đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về những vấn đề liên quan chính sách ưu đãi và những vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp cần tháo gỡ. Đưa ra những ý kiến đóng góp cho các chính sách hỗ trợ hoạt động KH&CN.
Đồng thời, xây dựng chương trình hành động của Bộ nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nhận diện thuận lợi, khó khăn, thách thức của doanh nghiệp KHCN
Báo cáo về hoạt động của VTS, bà Phan Thị Mỹ Yến - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam (VST), Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thương Hiệu Việt - VUSTA nhấn mạnh, 4 năm qua, cho dù chịu tác động từ đại dịch COVID-19 cũng như những thách thức, khó khăn từ tình hình kinh tế trong và ngoài nước, VST vẫn giữ vững hoạt động và phát triển.
Hiệp hội đã được sự ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan ban ngành, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt là sự ủng hộ của các thành viên trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành của hiệp hội. Trong 4 năm, VST đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VST, hoạt động của hiệp hội còn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Đó là một số kế hoạch và hoạt động của hiệp hội chưa triển khai được như kế hoạch đề ra. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp thành viên chưa đạt hiệu quả cao.
Cùng với đó, kế hoạch phát triển giao lưu kết nối, phát triển thị trường xuất khẩu và đầu tư sản xuất còn hạn chế.
Bà Yến cho biết, VST hiện có 203 hội viên tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hiệp hội đã tổ chức các cuộc họp Ban thường vụ hằng năm và lấy ý kiến công tác tổ chức hoạt động; thực hiện tốt công tác phát triển hội viên; tổ chức hội nghị thường niên và tôn vinh các doanh nghiệp KH&CN; phối hợp tổ chức chương trình vinh danh Doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo; phối hợp với Làng sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tổ chức sự kiện tại Chương trình Techfest Quốc gia 2022& 2023…
Tiêu biểu là các hội thảo, hội nghị về đổi mới sáng tạo,phát triển KH&CN; diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam – Mỹ. Các thành viên VST đã tham dự Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế năm 2023 -2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì; khảo sát lấy ý kiến các doanh nghiệp về tình hình hoạt động và hưởng cơ chế chính sách ưu đãi; tham gia đóng góp các nghị định, nghị quyết của các bộ, ngành.
Công tác hoạt động truyền thông của hiệp hội cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam trực thuộc hiệp hội đã phản ánh hoạt động nhiều chiều về cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp KHCN. Cập nhận thường xuyên và kịp thời chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước…
Từ năm 2021 - 2023, Showroom trưng bày tại Sàn giao dịch số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã đón tiếp gần 4.000 lượt khách tham quan và tổ chức các hội nghị, hội thảo. Điển hình là Hội thảo khoa học về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ quốc tế, với sự tham dự của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Đối với hoạt động ở nước ngoài, VST đã tổ chức chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc và ký Biên bản bàn ghi nhớ hợp tác VST và Hiệp hội xúc tiến M&A Hàn Quốc (KMPA) về “Nền tảng hệ sinh thái phát triển bền vững công ty khoa học và công nghệ”. Phát triển xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm Việt Nam vào thị trường Mỹ, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp tiêu biểu của VST ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường trong nước và quốc tế. Tiêu biểu là các doanh nghiệp đã được hiệp hội vinh danh: Công ty TNHH Minh Long 1; Công ty CP Dược Phẩm Savi – Savipharm; Công ty CP Sao Thái Dương; Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông; Công ty CP Trapasaco; Công ty CP Tư vấn & Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước; Công ty TNHH Dược Hanvet.
Cùng với đó là Công ty CP Tập Đoàn Meey Land; Công ty CP Công Nghệ 3 Con Tôm; Công ty CP Tập Đoàn Giống cây trồng Việt Nam; Công ty CP Việt Nam Food;Công ty TNHH ITO; Công ty TNHH Cơ Khí Duy Khanh.
Kiến nghị về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy KHCN
Để chuẩn bị kế hoạch và công tác tổ chức Đại hội VST nhiệm kỳ II – giai đoạn 2025 -2030, tại cuộc họp, đại diện VST đã nhấn mạnh phương phương hướng tăng cường phát triển hội viên mới; chăm sóc truyền thông và kết nối các hoạt động cho các hội viên. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn, hỗ trợ tư vấn, kết nối cho các doanh nghiệp KHCN phát triển đầu tư, mở rộng thị trường thị và tuyền thông thương hiệu.
Tổ chức khảo sát và kết nối xúc tiến hàng hóa xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và thực phẩm. Tham gia với các bộ ngành đóng góp, xây dựng các văn bản pháp luật.
Đồng thời, tổ chức thẩm định, đánh giá doanh nghiệp KHCN theo luật đấu thầu. Phối hợp cùng các đơn vị tổ chức các hội nghị, hội thảo về KH&CN; mở rộng, thành lập các đơn vị trực thuộc hiệp hội.
Đại diện cho VST khuyến nghị các cơ quan chức năng cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, trong đó thực thi các quy định về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo. Tăng cường năng lực Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thúc đẩy hoạt động KHCN.
Phối hợp với các sở KH&CN, cơ quan thuế của các địa phương về tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Qua đó, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đảm bảo tính khả thi của các chính sách liên quan đến hoạt động KHCN đã ban hành.
Bộ KH&CN cần xem xét trình Chính phủ xin chủ trương thiết lập cơ chế chính sách đặc thù, theo hướng xem hoạt động đầu tư nghiên cứu KHCN là một hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ chính sách thiệt thực của Nhà nước. Tổ chức cơ chế phối hợp nhằm thống nhất trình tự thủ tục chống xâm phạm và bảo vệ chủ sở hữu, tác giả độc quyền sở hữu trí tuệ .
Đặc biệt, cần tạo cơ chế ưu tiên rút ngắn thời gian cấp bằng sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. Theo hướng quy định chủ sở hữu và tác giả phải cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thích đáng nếu có tranh chấp.
“Bộ KH&CN cần tạo điều kiện cho VST được hợp tác, tiếp cận, tiếp nhận, thụ hưởng các nguồn lực KHCN của các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho đoanh nghiệp KHCN Việt Nam”, bà Yến đề xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năng lượng tái tạo giúp hiện đại hóa lưới điện
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thế chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất