Xây dựng Đề án thành lập Viện Vaccine quốc gia
An Giang: Hỗ trợ người bán vé số dạo 1,5 triệu đồng/người / Đà Nẵng: Xây dựng các kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch xấu hơn
Ảnh minh họa. |
Chỉ đạo trên được nêu trong Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Y tế về một số nội dung khoa học công nghệ ngành y tế.
Thông báo nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, các y bác sĩ trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong y tế từ chẩn đoán, điều trị, sản xuất vaccine, thuốc, dược liệu; đặc biệt là trong chẩn đoán và điều trị, về cơ bản đã tiếp cận, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới trong các lĩnh vực, chyên ngành: Nội, ngoại, sản, nhi, ghép tạng…; được ghi nhận qua các giải thưởng lớn trong nước, như cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh; đã bảo đảm cung ứng cho chương trình tiêm chủng mở rộng 11/12 loại vaccine, xuất khẩu sang 10 nước, góp phần bảo đảm an ninh vaccine quốc gia; đã tiếp thu, làm chủ được một số công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền; đạt được một số kết quả ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm; các nhà khoa học đã có những đóng góp nhất định trong việc ban hành các cơ chế, chính sách chung của ngành y tế.
Tuy nhiên, khoa học công nghệ trong ngành y tế chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, khả năng, mới chỉ tập trung ở các trung tâm lớn, các thành phố lớn, mà chưa phổ biến kết quả, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; nghiên cứu còn nhỏ lẻ, trang thiết bị còn thiếu và không đồng bộ do không được đầu tư và đặc biệt thiếu nhân lực (chuyên gia, nhóm nghiên cứu), nhân lực không được đào tạo liên tục; ít tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập. Giá trị xuất khẩu còn thấp, chưa khai thác được hết tiềm năng của y học cổ truyền, thị trường chủ yếu là các nước kém phát triển. Các nghiên cứu có tính dự báo, đo lường khả năng và diễn biến của các bệnh dịch mới nổi, bệnh dịch tái diễn còn chưa được coi trọng. Còn ít nghiên cứu tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế (test, kít chẩn đoán, sinh phẩm), ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các tồn tại trên một phần là do nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học trong lĩnh vực y tế, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân, chất lượng nòi giống là vấn đề khó, nhạy cảm; một phần do các khó khăn, bất cập về cơ chế, chính sách và đầu tư.
Để phát huy được hết khả năng, tiềm năng của khoa học trong lĩnh vực y tế, khắc phục được những khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách, cần có nhiều giải pháp đột phá, dài hạn.
Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực khoa học sức khỏe
Phó Thủ tướng đã thống nhất chủ trương tăng cường, thúc đẩy liên doanh hợp tác trong đầu tư xây dựng, phát triển các trung tâm nghiên cứu, trung tâm thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng theo chuẩn quốc tế.
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện xây dựng đề án thí điểm thành lập, kiện toàn các đơn vị phù hợp với chức năng, định hướng phát triển, bảo đảm hoạt động hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ trường hợp vượt thẩm quyền.
Bộ Y tế chỉ đạo, hỗ trợ việc thành lập, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực khoa học sức khỏe.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Y tế, Tài chính rà soát, xây dựng hướng dẫn về tiêu chí, nội dung ưu đãi, làm căn cứ để Bộ Tài chính ưu tiên bố trí nguồn vốn thực hiện, nâng cao năng lực nghiên cứu.
Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Phó Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy triển khai, tăng cường ứng dụng khoa học tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), các hệ chuyên gia trong công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và y tế công cộng.
Hiện đại hóa y học cổ truyền theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến để luận giải, chứng minh tác dụng, tạo niềm tin đối với người sử dụng, qua đó thúc đẩy ngành dược liệu phát triển.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan xây dựng Chiến lược phát triển khoa học sức khỏe đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2021.
Hỗ trợ tối đa nghiên cứu phát triển vaccine phòng chống đại dịch
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện tối đa về cơ chế, chính sách, ưu đãi của pháp luật về đầu tư, đầu tư công đối với các dự án nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ tiên tiến trong ngành y tế, đặc biệt là công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Về việc ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu phát triển vaccine phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế chủ động đề xuất các nhiệm vụ với Bộ Khoa học và Công nghệ để đặt hàng và ưu tiên kinh phí hỗ trợ ở mức cao nhất theo quy định. Đối với các dự án nghiên cứu phát triển vaccine phòng chống đại dịch, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, sửa đổi quy định liên quan theo hướng có thể hỗ trợ ở mức tối đa đến 100% tổng mức kinh phí đầu tư.
Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành tích cực vận động, huy động các nguồn tài chính hợp pháp, huy động xã hội hóa lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ trong ngành y tế nói riêng.
Về vaccine COVID-19, thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, Bộ Y tế chủ động triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trường hợp vượt thẩm quyền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo