Công nhận mại dâm thành một nghề sẽ giảm được nhiều tệ nạn xã hội?
Sau Hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 28/3, đã có nhiều ý kiến tranh cãi về việc nên hay không công nhận mại dâm là một nghề?
Kiên quyết ủng hộ “mại dâm là một nghề”
Trao đổi với PV, bà Đỗ Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hành động vì cộng đồng cho biết, suốt bao năm nay bà vẫn kiên quyết giữ quan điểm ủng hộ mại dâm thành một nghề.
“Cần công nhận mại dâm là một nghề của xã hội để chị em không bị kỳ thị, vì xã hội có cầu thì mới có cung”, bà Nhàn cho hay.
Bên cạnh đó, trên thực tế, có rất nhiều người kể cả nam và nữ không thể tìm nổi bạn tình cho mình nên buộc phải mua dâm. Vì thế, nếu không công nhận mại dâm là một nghề thì khi mua, bán dâm người ta sẽ lén lút. Từ đó, các biện pháp bảo vệ sức khỏe, lây bệnh qua đường tình dục chưa được xem trọng, gia tăng bệnh xã hội.
Người thường xuyên bảo vệ quyền lợi cho chị em mại dâm cho rằng, dù gọi tên dưới hình thức nào (gái mại dâm, nghề mại dâm) thì hoạt động mại dâm cũng vẫn, đã và đang ngang nhiên diễn ra.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hành động vì cộng đồng cũng khẳng định, một khi nghề mại dâm được hợp pháp hóa thì chị em hành nghề mại dâm không những được bảo vệ quyền lợi, mà còn được giáo dục, trang bị những kiến thức, kỹ năng tình dục an toàn.
Ngoài ra, nếu không hợp pháp sẽ tạo kẽ hở cho việc buôn bán phụ nữ. Nhưng nếu quản lý được sẽ ngăn chặn vấn nạn này.
“Thực tế đau lòng hiện nay, cấm hành nghề mại dâm nhưng vẫn không quản lý được, chính vì thế vẫn có hàng chục ngàn phụ nữ hành nghề bị lừa lọc, bóc lột và bạo lực tình dục”, bà Nhàn bày tỏ.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hành động vì cộng đồng cũng cho biết, khi đã được công khai hợp pháp, chị em cũng được tạo điều kiện học văn hóa, học nghề khác bởi không ai muốn mình làm nghề này lâu dài và không ai có thể làm nghề này được cả đời.
Công nhận để quản lý chứ không phát triển
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Phó tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam cho rằng, dù chưa bao giờ được xã hội thừa nhận là một nghề nhưng thực tế ở nước ta, từ rất lâu, hoạt động mại dâm vẫn tồn tại như một "thị trường" ngầm.
Theo Phó tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam, nghề mại dâm cần được đưa vào quản lý để hạn chế tác động tiêu cực (dịch tễ, sức khoẻ, lành mạnh hoá xã hội, khu trú tệ nạn..., thu thuế, khống chế tội phạm, thậm chí còn là "bảo vệ" người lao động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, PGS Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh rằng, việc nhìn nhận để quản lý chứ không nhằm phát triển, thay vì cổ xúy (không xem là nghề chính thống), không truyền nghề, chỉ hướng đến bảo hiểm và an sinh xã hội, lành mạnh hoá xã hội.
Chuyên gia xã hội học cũng tán thành ý kiến thành lập các khu phố đèn đổ dành riêng cho hoạt động mại dâm để có sự kiểm soát đặc biệt. Như vậy, nạn trộm cắp, lừa đảo, móc túi, trấn lột sẽ giảm.
“Chỉ cần các nhà quản lý cộng đồng, giới chức có trách nhiệm như: cảnh sát, tài chính, phòng thuế đưa việc thu chi ở những nơi này vào vòng kiểm soát. Như vậy, vừa thu được thuế, người lao động lại không bị chà đạp và khách hàng cũng không bị bóc lột”, ông Bình chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh