Cúng ông Công ông Táo, điều "tối kỵ" cần tránh là gì?
Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Tùy điều kiện mỗi gia đình mà lễ cúng đúng ngày 23 hoặc sớm hơn.
Dù vậy, theo quan điểm riêng của nhiều nhà nghiên cứu tâm linh, hoặc đơn giản là quan niệm ở riêng mỗi gia đình mà có những "tối kỵ" khi cúng Táo quân cần tránh. Những kiêng kỵ này không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả mọi người, bởi có nhà thấy đúng, có nhà bảo không quan trọng.
Chuyên gia phong thủy Linh Quang (Trung tâm Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) cho rằng, theo quan niệm dân gian, nhiều gia đình nghĩ rằng cúng ông Táo là phải cúng ở trong bếp nên bày biện hết tất cả trong đó để cúng.
Văn hóa của người miền Nam vẫn giữ cho tới bây giờ là bàn thờ ông Táo thường đặt ở phía trên bếp nên việc sắm lễ bày luôn trông khu bếp. Đối với người miền Bắc thì thường cúng luôn trên bàn thờ chung với giá tiên.
Nhiều nhà bắt cá chép rán lên để cúng ông Táo nhưng đây là điều đại kỵ khi cúng Táo quân các gia đình cần tránh không nên làm. Ngoài cá chép, tất cả các loại cá khác cũng không thể rán để đưa vào mâm cúng.
Các gia đình cũng cần quan tâm đến giờ cúng Táo quân. Cúng Táo quân thường phải cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Theo như quan niệm thì gia chủ phải cúng báo cáo trước để Táo quân còn tổng hợp rồi lên trời báo cáo, chứ lúc đến giờ đi rồi mới cúng sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Phong tục thờ cúng Táo quân là một tín ngưỡng văn hóa dân gian. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện nhưng ngày nay, tục lệ này cũng đang bị biến tướng, hiểu sai.
Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo