Đặc phái viên Mỹ ra điều kiện "60 ngày" để đàm phán với Triều Tiên
Đặc phái viên phụ trách chính sách Triều Tiên kiêm Trưởng đoàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Joseph Yun hôm 7/12 (theo giờ địa phương) cho biết "kế hoạch 60 ngày" mà ông đưa ra trước đó vẫn có hiệu lực, bất chấp việc Bình Nhưỡng khiêu khích tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 hôm 29/11.
Điều này có nghĩa là nếu Triều Tiên truyền đi thông điệp ngừng khiêu khích hạt nhân, tên lửa và trên thực tế dừng khiêu khích trong vòng 60 ngày thì Washington sẽ có thể đối thoại với Bình Nhưỡng.
Theo Đặc phán viên Yun, Triều Tiên nhất định phải đưa ra thông điệp chính thức hoặc không chính thức về việc sẽ dừng khiêu khích để đối thoại với Mỹ. Bởi dù nước này dừng khiêu khích nhưng không đưa ra thông điệp nào thì điều này cũng không mang ý nghĩa gì.
Trước đó, Triều Tiên đã ngừng khiêu khích 75 ngày tính tới trước vụ phóng tên lửa Hwasong-15 hôm 29/11, nhưng Mỹ đã không coi đây là một tín hiệu muốn đối thoại của Bình Nhưỡng.
Trong cuộc gặp với Trưởng đoàn đàm phán sáu bên Hàn Quốc Lee Do-hoon tại đảo Jeju vào hôm 17/11, ông Yun cho biết Washington đã không nhận được tín hiệu nào từ Bình Nhưỡng về việc nước này dừng khiêu khích. Ông cho biết bản thân mình đã nhiều lần nỗ lực đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng không thành công.
Mặt khác, Đặc phái viên Mỹ nhấn mạnh ở thời điểm hiện tại, cần phải tiếp tục gây sức ép như cấm vận về kinh tế, cô lập về ngoại giao với Triều Tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump