Đại gia 'xếp hàng' mua cảng biển
Thương vụ đáng chú ý nhất là việc Tập đoàn T&T của ông bầu Đỗ Quang Hiển nhiều khả năng sẽ trở thành cổ đông chi phối tại cảng lớn thứ nhì miền Bắc – Cảng Quảng Ninh ngay trong nửa đầu năm nay.
Đầu tháng này, ông chủ của câu lạc bộ bóng đá T&T Hà Nội là cái tên duy nhất có một loạt văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và Chính phủ đề nghị mua lại toàn bộ số cổ phần mà nhà nước đang nắm giữ, vốn số tiền ít nhất là 490 tỷ đồng, tương đương 98% vốn Nhà nước đang nắm giữ.
Vào cuối năm 2014, những thủ tục cuối cùng về việc chuyển giao cảng Nha Trang từ tay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về cho địa phương là tỉnh Khánh Hòa cũng đã hoàn tất. Thương vụ này giúp Vinalines thu về 83 tỷ đồng song bên trả tiền không phải tỉnh Khánh Hòa mà là một doanh nghiệp bất động sản vào lớn bậc nhất Việt Nam.
Cũng vào thời điểm cuối năm ngoái, một “đại gia” khác là ông Trần Tuấn Lộc, ông chủ doanh nghiệp xây dựng mới nổi có trụ sở tại TP.HCM đã có lời “ướm hỏi” Bộ Giao thông vận tải để trở thành cổ đông chiến lược của Cảng Nghệ Tĩnh (Nghệ An)
Trong khi đó, cảng Quy Nhơn (Bình Định) cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Hà Nội.
Trước đó nữa, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có văn bản đề nghị được chuyển Cảng Năm Căn về cho địa phương quản lý bởi có doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh mong muốn được đầu tư vào dự án cảng quốc tế đang dở dang doVinashin bỏ lại.
Việc các nhà đầu tư đổ đồn sự quan tâm trở lại vào lĩnh vực cảng biển sau một mùa IPO bết bát nửa đầu 2014 cũng là điều dễ hiểu khi mà các cơ quan quản lý Nhà nước thay đổi quan điểm về tỷ lệ cổ phần chi phối của mình trong lĩnh vực này.
Đầu năm 2013, khi phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa của Vinalines, Nhà nước chủ trương vẫn nắm trên 51% cổ phần tại đa phần cảng biển, trong đó tại 7 cảng lớn thì tỷ lệ này vẫn lên đến 75%.
Thế nhưng đến cuối năm 2014, ngoại trừ một số cảng lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn là tỷ lệ vốn Nhà nước vẫn trên 51%, còn lại dù có quy mô không nhỏ và vị trí đắc địa như Cảng Quảng Ninh, Chính phủ cũng sẵn sàng thoái hết mời gọi để tư nhân vào đầu tư.
“Chủ trương rút hết vốn Nhà nước tại nhiều cảng biển là táo bạo nhưng tôi đồng tình và cho là rất trúng”, ông Nguyễn Nhật – Cục trưởng Hàng hải bày tỏ.
Theo ông Nhật, đây là mũi tên trúng nhiều đích. Thứ nhất là Nhà nước tạo điều kiện để Vinalines có thêm nguồn lực tái cơ cấu trong bối cảnh doanh nghiệp này đi vay tiền là điều vô cùng khó khăn. “Nhưng quan trọng hơn, để tư nhân làm sẽ tốt hơn nhiều, cũng là động thực để thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước cùng ngành như Vinalines đổi mới quản trị, hoạt động hiệu quả hơn”, ông Nhật nói.
Vị cũng trưởng dẫn chứng, trong khi tính chung cả nước năm qua, cảng biển tăng trưởng 14% thì con số này của Vinalines gần như bằng không là điều rất đáng suy nghĩ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn hơn khi lấy Cảng Hàng Phòng, doanh nghiệp mà Vinalines vẫn nắm gần 95% cổ phần để chê trách. Ông Thăng nói: “Năm qua, lượng hàng hóa qua khu vực Hải Phòng tăng gần 20% nhưng cảng lớn nhất lại chỉ tăng trưởng có 5%, kém xa các cảng trong vùng do tư nhân quản lý”.
Vì vậy, người đứng đầu ngành giao thông tin rằng, một khi nhà nước rút bớt và để tư nhân có nhiều quyền hơn với các cảng biển, thổi vào đó một luồng gió mới về quản trị doanh nghiệp thì chắc chắn năm tới, ngành cảng biển sẽ tăng trưởng vượt xa con số năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo