Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp Việt vẫn bàng quan
DN tự đánh mất tài sản trí tuệ
Tại Hội thảo: “Xây dựng, phát triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) trong thương mại quốc quốc tế: Xu hướng và giải pháp” vừa diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Trần Văn Hải - Chủ nhiệm Bộ môn SHTT, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - cho biết, nhiều DN đang mắc lỗi mặc nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu mà chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu trước. Hậu quả là DN đã tự đánh mất tài sản trí tuệ của mình.
Điển hình như trường hợp Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập năm 1988, với tên giao dịch là Incombank. Ngân hàng này đã lấy tên thương mại Incombank làm nhãn hiệu dịch vụ mà không đăng ký với Cục SHTT. Tuy nhiên, 5 năm sau khi Ngân hàng Công thương Việt Nam thành lập, một ngân hàng thương mại của Nga đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế với tên Inkombank.
Điều này khiến Ngân hàng Công thương Việt Nam không thể sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Incombank để xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng ra thị trường nước ngoài, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã buộc phải thay đổi nhãn hiệu Incombank thành Vietinbank.
Tương tự, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã được Cục SHTT bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 34 sản phẩm thuốc lá điếu, tuy nhiên, DN này lại không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Vinataba tại thị trường các quốc gia dự định xuất khẩu thuốc lá. Ngay sau đó, đã có DN nước ngoài ở Indonesia đăng ký yêu cầu bảo hộ thương hiệu Vinataba cũng cho nhóm sản phẩm 34 thuốc lá điếu tại 13 nước.
Và hậu quả sau đó rất nặng nề, nếu Việt Nam xuất khẩu thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba sang các quốc gia đã được DN Indonesia đăng ký thì Việt Nam phải trả phí nhãn hiệu Vinataba của mình cho công ty ở Indonesia. Đó chỉ là số ít câu chuyện mà các DN Việt Nam đã tự đánh mất tài sản trí tuệ của mình là thương hiệu khi không đăng ký bảo hộ, cũng như chậm trễ trong đăng ký.
Nâng cao khả năng phòng vệ
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ riêng giá trị thương hiệu ngày nay đã chiếm 1/3 giá trị nền kinh tế toàn cầu. Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI - cho rằng, một nền kinh tế phát triển bền vững phải đi liền với với một nền kinh tế thương hiệu, một quốc gia cạnh tranh cần phải có thương hiệu có sức cạnh tranh cao cả ở thị trường nội địa và quốc tế. Trong đó, việc phát triển thương hiệu, nhãn hiệu luôn gắn liền với việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT.
Trên thực tế, nếu muốn phát triển và tồn tại, các DN Việt Nam nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình với việc hãy ý thức ngay bảo vệ nhãn hiệu ở các thị trường nước ngoài tiềm năng mà trong tương lai sẽ đặt chân đến.
PGS.TS Trần Văn Hải cũng chia sẻ, các DN trước hết cần khảo sát thị trường trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quảng cáo nhãn hiệu; không mặc nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu và phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; nắm được các nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 9/1/2024: Chạm đỉnh trong gần bốn tuần
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
Xuất khẩu Việt Nam 2025: 2 kịch bản ứng phó trước chính sách mới từ Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 9/1/2025: USD tăng mạnh do lợi suất trái phiếu Mỹ đi lên
Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt hơn 2 tỷ USD
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam