Dạy thêm, học thêm sẽ trở thành hoạt động hợp pháp?
Nếu mục đích học tập vẫn hướng đến cái đích là kết quả thi cử thì dù có cấm như thế nào, việc DTHT vẫn tồn tại bởi đối tượng quyết định đến sự “tồn vong” của việc này chính là HS và PHHS. Đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi các nhà quản lý ngành giáo dục phải có giải pháp để “quản”. Diễn đàn Lao Động xin giới thiệu góc nhìn của những nhà giáo với vấn đề DTHT
Theo dõi những điều mới ban hành trong dự thảo quy chế về dạy thêm và học thêm của Bộ GDĐT đang đưa ra “trưng cầu dân ý”, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là tính hoàn thiện và thoáng hơn của dự thảo so với những quy định trước đây. Song, phải chăng sự hoàn thiện này cũng có thể nhìn ở một khía cạnh khác là dạy thêm và học thêm sẽ trở thành một hoạt động “hợp pháp” trong tương lai...?
Một cách cụ thể hơn, có thể phân tích nếu trước đây phân quyền quản lý việc dạy thêm của giáo viên cho hiệu trưởng các trường thì là một điều bất cập, là một “nhiệm vụ bất khả thi” đối với các hiệu trưởng, vì mỗi trường có hàng trăm giáo viên mà địa bàn sống của họ thì mênh mông nên không tài nào hiệu trưởng có thể quản chặt và quản sát được từng giáo viên.
Nay, dự thảo đã “chuyển giao” quyền quản lý lại cho địa phương là một hướng đi hợp lý. Bởi, nếu giáo viên tham gia dạy ở các trung tâm thì địa phương cũng đã có nơi để “gõ cửa” khi cần thiết. Còn trong trường hợp giáo viên dạy thêm ở nhà thì lại càng dễ dàng, thuận tiện hơn khi giao quyền quản lý cho địa phương.
Bên cạnh đó, những việc như trước đây không quy định về điều kiện, cơ sở vật chất của lớp học thêm thì dự thảo lần này đã có đề cập đến cụ thể. Còn điểm “thoáng” hơn, đó là các quy định trước đây cấm không cho dạy học sinh của lớp giáo viên đã dạy tại trường thì dự thảo lần này đã bỏ, không để cập đến là hoàn toàn hợp lý.
Bởi trong thực tế cho thấy, quy định này không khả thi vì không ai kiểm soát hết được và thực ra bộ cũng không có quyền gì để “cấm” khi HS chỉ có nhu cầu học với chính giáo viên mà các em thích, các em thấy dạy dễ hiểu... dù đó là giáo viên đã dạy mình hay chưa.
Hay như theo dự thảo có đề cập: “Giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác (trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được đứng ra tổ chức hoặc tham gia tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường”.
Điều này có nghĩa là giáo viên không tổ chức nhưng vẫn được quyền tham gia vào dạy thêm(?). Hoặc quy định: “Không dạy thêm học thêm cho HS tiểu học, trừ các trường hợp: Nhận quản lý HS ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những HS học lực yếu, kém; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
Trong thực tế thì giáo dục trẻ em ở độ tuổi này điều nào lại không mang ý nghĩa “rèn luyện kỹ năng sống”. Như vậy, quy định này cũng chỉ mang tính hình thức chứ hầu như chẳng cấm đoán gì.
Tuy nhiên, một điểm quan trọng mà tôi muốn nhắc đến trong “bối cảnh” này là: Phải chăng, sau khi Bộ GDĐT trưng cầu dân ý để từ đó sẽ xây dựng và đưa ra một quy chế cụ thể cho việc dạy thêm và học thêm thì sẽ đồng nghĩa với việc “chấp nhận” việc dạy thêm và học thêm là một trong vô vàn những hoạt động hợp pháp, bình thường khác(?).
Vậy đặt lại câu hỏi: “Vì sao dạy thêm và học thêm luôn bị kêu ca, lên án... nhưng vẫn ngày càng phát triển? Vấn đề này, tôi đã được nghe ý kiến của không ít đồng nghiệp cho rằng, dạy thêm và học thêm là hệ lụy của chương trình học hiện nay quá nặng. Theo tôi đánh giá nói vậy là đúng nhưng chưa đủ, cốt lõi vấn đề là ở chỗ chế độ thi cử, tuyển sinh vào ĐH cũng như việc phân luồng HS ở các bậc học phổ thông chưa tốt.
Khi mà nhu cầu của hầu hết HS phổ thông là sau khi tốt nghiệp bậc THPT là phải bước chân vào trường ĐH, trong khi lối vào cổng trường ĐH lại là ngõ hẹp thì việc đua nhau học thêm, luyện thi vẫn còn tiếp tục diễn ra. Còn nếu nhìn việc dạy thêm và học thêm ở góc độ đạo đức thì tôi cho rằng quan niệm xã hội cũng cần thay đổi.
Mỗi cá nhân đều phải học: Học để sống, học để chiếm lĩnh tri thức chứ không dừng ở mục đích như của hầu hết HS (và chịu tác động một phần không nhỏ là của PHHS) hiện nay là học để thi.
Bởi, suy cho cùng, thi và kết quả thi của mọi kỳ thi chỉ là phương tiện đánh giá hiệu quả sau một quá trình học tập, rèn luyện của từng cá nhân, để xem cá nhân đó có đủ tố chất, khả năng để bước lên một bậc học khác cao hơn để tiếp tục học hay không chứ không phải thi là “nấc thang cuối cùng mà mỗi cá nhân phải hoàn thành” trong suốt cuộc đời của mình...
Thể Uyên ghi
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Loài bọ đắt nhất thế giới được giới thượng lưu săn lùng làm thú cưng, giá 2 tỷ đồng/con
Khối lượng trái đất lên tới 60 nghìn tỷ tấn, vì sao không rơi mà lơ lửng trong không gian?
Việt Nam sở hữu loại gỗ quý hiếm xuất hiện từ 10 triệu năm trước, hiện chỉ còn 162 cây, từng có tin đồn chữa được ung thư