Đến 26/12, thu ngân sách của Hà Nội đạt 148.271 tỷ đồng
Trình bày tham luận tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhất trí cao với đánh giá của Bộ KH&ĐT về kết quả thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ và các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội, ngân sách 2015, cũng như báo cáo mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016.
Về mục tiêu tăng trưởng GDP 2016, dựa trên tình hình thực tế, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2016 là 7%. Báo cáo về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội trên địa bàn trong năm 2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong năm 2015, Hà Nội đã bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, ngành Trung ương và các địa phương nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và đã đat được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội GRDP tăng 9,24% (năm 2014 là 8,8%); lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng dưới 1%. Tính đến ngày 26/12, thu ngân sách đạt 148.271 tỷ đồng (bằng 104,6% dự toán); môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; chỉ số cải cách hành chính PCI tăng.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả số lượng và vốn; an sinh xã hội được đảm bảo, đã giải quyết việc làm cho 148.000 lao động; công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; xây dựng nông thôn mới được quan tâm, đến nay Hà Nội đã có 53 xã, 1 huyện đạt chuẩn NTM... Ngoài ra, Hà Nội đã chủ trì phối hợp tổ chức, bảo vệ thành công các sự kiện chính trị của lớn của Đảng, Nhà nước; giữ vững an ninh trật tự và tiếp tục là điểm đến yêu thích của du khách.
Đưa ra mục tiêu cho năm 2016, thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, ông Chung cho biết sẽ tập trung vào những mục tiêu lớn như: đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh... phấn đấu GRDP tăng 8,5 - 9%; thu ngân sách phấn đấu đạt 169.420 tỷ đồng (tăng 15,6% so với 2015); thực hiện tốt an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế; làm tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn mới; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội... Để hoàn thành các nhiệm vụ đó, TP. Hà Nội đã đề ra 7 nhóm giải pháp chủ yếu với nhiều kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng.
Cũng tại Hội nghị, trước tình hình phương tiện cá nhân tăng nhanh trong thời gian qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ cho phép các Bộ, Ban, ngành Trung ương phối hợp với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm ùn tắc giao thông, giảm bức xúc xã hội, thúc đẩy phát triển.
Liên quan đến đời sống những người dân khu vực ngoài đê, Chủ tịch UBND TP đề nghị Chính phủ rà soát quy hoạch thoát lũ, quy hoạch hệ sống đê điều ở sông Hồng và sông Thái Bình để các địa phương quản lý theo quy hoạch và khai thác vùng đất này, qua đó, có thể xây dựng các công trình đảm bảo an sinh xã hội phục vụ nhân dân vùng ngoài đê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh