Khám phá

Điểm mặt sông, hồ kỳ diệu nhất hành tinh

Là dòng suối sủi đầy bọt như rượu champagne hay là những hồ nước đổi sắc màu lấp lánh, trên Trái Đất có những vùng nước đẹp choáng ngợp khiến ta không khỏi sững sờ

 

Suối vạn hoa Grand Prismatic, Mỹ  

 

 

 

Hình: Frank Kovalchek, CC by 2.0

 

 

  

 Suối Prismatic Spring sặc sỡ nhiều màu sắc là suối nước nóng lớn nhất ở Công viên Quốc gia Yellowstone của Mỹ. Suối rộng 90m và sâu trên 50m.

 

Nơi đây tập trung nhiều khoáng chất, khiến tụ nhiều dải màu sắc từ đỏ tới xanh, được tạo thành từ các nhóm vi khuẩn ưa nhiệt khác nhau ở mỗi dải màu.

 

Phần trung tâm có màu xanh lam rực rỡ là nơi cực nóng, với nhiệt độ lên tới 87 độ C.

 

Hồ Đốm, Canada  

 

 

 

Hình: All Canada Photos / Alamy

 

 

 

 Hồ alkaline này có nhiều khoáng chất, đặc biệt là sulphates, và có một lượng nhỏ chất bạc và titanium. Các điểm lốm đốm hình tròn xuất hiện trong mùa hè khi nước bốc hơi gần hết.

 

Nằm ở British Columbia, hồ này được người địa phương gọi là Kliluk, và được cho là rất thiêng. Trong Đại chiến Thế giới I, người ta đã lấy muối ở hồ này để chế chất nổ.

 

Hồ Retba, Senegal

Hình: Jeff Attaway, CC by 2.0

 

Trông giống như một hồ bơi khổng lồ chứa đầy nước ngọt màu dâu tây, hồ Retba có độ mặn rất cao, khiến con người có thể dễ dàng nổi trên mặt nước. Đây cũng là nơi nhiều diêm dân tới lấy muối.

 

Hồ nằm gần vùng bờ biển Đại Tây Dương của Senegal. Sắc hồng rực rỡ của nước hồ được tạo thành từ một loại vi tảo ưa mặn có tên là Dunaliella salina, vốn tạo ra sắc đỏ nhằm hấp thụ nắng mặt trời. Màu sắc ở hồ đặc biệt sặc sỡ trong mùa khô.

 

Thác máu, Nam Cực 

 

 

Hình: Mike Martoccia, CC by 2.0

 

 

 

 Nằm trong những khối đông cứng ở vùng đông Nam Cực, một thác nước màu đỏ tươi chảy xuống từ các vết nứt của sông băng Taylor. Dòng nước chảy ra từ một cái hồ siêu mặn vốn đã nằm dưới sông băng này suốt hai triệu năm.

 

Khi dòng nước giàu chất sắt chảy ra, sắt phản ứng với ô-xi trong không khí tạo thành chất rỉ sét, và do đó khiến cho dòng thác nước mang sắc đỏ rực rỡ. Cộng đồng vi khuẩn có từ cổ xưa sinh sống trong hồ rất có thể sẽ đem lại cho con người những manh mối để tìm hiểu về cuộc sống thời tiền sử của Trái Đất và của các hành tinh khác.

 

Sông Cano Cristales, Colombia 

 

 

 

Hình: Tom Till / Alamy

 

 

  

Trong một thời gian ngắn từ tháng Chín đến tháng Mười Một hàng năm, nước sông đổi từ trong veo thông thường sang rực rỡ sắc cầu vồng. Các sắc đỏ, lam, lục và cam được tạo ra bởi một loài cây rất đặc biệt của địa phương, cây Macarenia Clavigera nở hoa trong nước, và các loại rêu, tảo khác.

 

Sông này nằm ở vùng hẻo lánh của dãy núi Serranía de la Macarena. Nó đã bị đóng cửa cho đến giữa thời thập niên 2000 do phiến quân hoạt động trong khu vực.

 

Hồ Sôi, Dominica 

 

 

 

Hình: George H. H. Huey / Alamy

 

 

 

 Hồ luôn sôi sùng sục và bốc hơi nghi ngút. Hồ nằm cao trên Công viên Quốc gia Morne Trois Pitons, và bạn chỉ có thể đến được bằng cách leo bộ rất vất vả.

 

Nước hồ được liên tục làm nóng do dòng nham thạch chảy bên dưới, khiến hơi nước và khí nóng bốc lên khoảng không trên mặt hồ. Việc bơi lội ở hồ có thể gây chết người.

 

Salar de Uyuni, Bolivia 

 

 

 

Hình: Cultura RM / Alamy

 

 

 

 Địa điểm rộng 10.582 cây số vuông này là ruộng muối lớn nhất thế giới. Những đụn muối nằm chằng chịt như mạng nhện rải rác khắp nơi.

 

Trong mùa mưa, sa mạc muối bị nước tràn từ các hồ kế bên gây ngập và trở thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu lên bầu trời. Khu vực này là một nguồn lithium to lớn.

 

Hồ bậc thang Pamukkale Travertine, Thổ Nhĩ Kỳ 

 

 

 

Hình: RooM the Agency / Alamy

 

 

 

 Những hồ nước màu ngọc lam nằm như bậc thang trên triền đá vôi này là nơi từng có những dòng suối nước nóng giàu khoáng chất chảy qua.

 

Còn được gọi là Lâu đài Bông, khu địa hình bậc thang Pamukkale nằm cạnh thành phố La Mã cổ Hieropolis. Toàn khu địa hình này cùng thành phố cổ được gộp chung được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

 

Hồ hắc ín, Trinidad 

 

 

 

Hình: Shriram Rajagopalan, CC by 2.0

 

 

  

Hồ La Brea sền sệt nhớt này là nơi tụ hội tự nhiên lớn nhất chất hắc ín trên thế giới. Hồ được cho là nằm giữa hai đoạn đứt gãy, là nơi chất dầu dưới lòng đất trào lên. Hồ cũng là nơi cất giữ quý giá các động vật hóa thạch bị kẹt trong lớp nhựa dính nhớp nháp.

 

Hồ Loktak, Ấn Độ 

 

 

 

Hình: Neill McAllister / Alamy

 

 

 

 Hồ thấp thoáng nhiều đảo trôi nổi (phumdi): đó là các khối lớn các thảm thực, đất và các chất hữu cơ khác kết gắn với nhau. Phumdi lớn nhất phủ rộng tới hơn 40 cây số vuông.

 

Rất đa dạng về sinh học, hồ là nơi có những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng như trăn Ấn Độ và vượn hoolock. Hồ cũng là nơi cấp nước cho một dự án thủy điện.

 

Hồ chứa Manicouagan, Canada 

 

 

 

Hình: NASA / GSFC / LaRC / JPL / MISR Team

 

 

  

Còn được gọi là "Con mắt Quebec", hồ Manicougan được hình thành khi một thiên thạch lao xuống Trái Đất hàng trăm triệu năm trước.

 

Ở phần chính giữa có một vòng tròn dâng cao lên, mà điểm cao nhất là núi Babel. Hồ có diện tích gần 2.000 cây số vuông.

 

Chuỗi hồ Plitvice, Croatia 

 

 

 

Hình: Nino Marcutti / Alamy

 

 

  

Trong một công viên quốc gia có rừng bao phủ ở Croatia, một chuỗi 16 hồ nước liên kết với nhau thành tầng thác nước. Các hồ nước được tách khỏi nhau bằng các đập đá vôi tự nhiên.

 

Được tuyên bố là Công viên Quốc gia vào năm 1949, chuỗi hồ Plitvice là Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO. Công viên rất đa dạng về sinh học, bao gồm cả các loài động vật quý hiếm như mèo rừng, chồn nâu và chó sói.

 

Các hồ Kelimutu Crater, Indonesia 

 

 

 

Hình: StockTrek Images, Inc. / Alamy

 

 

  

Trên đỉnh núi lửa Kelimutu của Indonesia là ba hồ miệng núi lửa, mỗi hồ có một màu khác nhau. Các hồ nằm cạnh nhau, cùng bên trong miệng núi lửa Kelimutu. Chúng đổi màu theo từng giai đoạn, chuyển từ xanh lam sang xanh lục, đỏ, đen và thậm chí cả màu chocolate nâu hoặc trắng.

 

Ba hồ nước có nhiệt độ khác nhau và thành phần hóa học khác nhau.

 

Hồ Champagne, New Zealand 

 

 

 

Hình: macronix, CC by 2.0

 

 

  

Trông giống như bên trong một ly rượu sâm-banh, khí carbon dioxide liên tục nhả bọt trong hồ Champagne. Suối nước nóng được hình thành khoảng 900 năm trước và có nhiệt độ bề mặt khoảng 74 độ C.

 

Ở ven hồ là sắc màu cam rực rỡ với rất nhiều chất silica, asen và antimon sulfur kết tủa. Ở đó, trong các khối đá xung quanh cũng chứa nhiều chất kết tủa thuỷ ngân, thallium, vàng và bạc.

 

 

PV ( BBC Earth.)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo