Thị trường

Doanh nghiệp có thể cắt thưởng Tết để tăng lương?

(DNVN) - Trước việc tăng lương cơ bản tại các doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2016, nhiều lao động lo lắng các công ty có thể cắt thưởng Tết.

Tin tức trên báo Lao động, bắt đầu từ năm 2016, việc tăng lương cơ bản tại các doanh nghiệp sẽ được áp dụng theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ được áp dụng từ 2.400.000 đồng đến 3.500.000 đồng/tháng (tăng 12,4% so với năm 2015). Tuy nhiên, khi thực hiện việc tăng lương tối thiểu, một số doanh nghiệp đã cắt giảm các khoản phụ cấp khiến người lao động bức xúc.

Trước việc tăng lương tối thiểu, người lao động lo sẽ bị cắt thưởng Tết. Ảnh Internet.

Nghị định 122/2015/NĐ-CP nêu rõ, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thực hiện tốt việc tăng lương cho người lao động đã là một điều không dễ dàng. Trong khi đó, lần điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2016 lại trùng với thời điểm thay đổi mức đóng - hưởng bảo hiểm xã hội khiến áp lực với doanh nghiệp càng lớn hơn.  Báo An ninh thủ đô thông tin.

Do đó, nhiều chuyên gia lo ngại việc “phải” tăng lương cho người lao động sẽ khiến các doanh nghiệp cắt giảm phụ cấp, thưởng Tết để giảm gánh nặng và tăng lương theo quy định.

Đối với doanh nghiệp, ông Phạm Minh Huân cũng thừa nhận với những thay đổi về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội sẽ làm gia tăng chi phí vận hành, sản xuất. Nhưng để giảm áp lực cho doanh nghiệp, việc điều chỉnh lương tối thiểu cũng được thực hiện từng bước, theo một lộ trình nhất định.

Rõ ràng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là phù hợp với thực tế: bù đắp sự trượt giá của đồng tiền, phù hợp với tỷ lệ tăng năng suất lao động và bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động. 

 

Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự nỗ lực cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đầu vào. Với những doanh nghiệp nhỏ, việc điều chỉnh tăng lương có thể tạo áp lực bởi phải bù đắp phần chi phí trả lương mới. 

Vì thế, bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động cũng cần chia sẻ khó khăn với người sử dụng lao động như tích cực sản xuất, bởi làm lợi cho doanh nghiệp cũng là bảo đảm đời sống cho chính mình.

Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Đặng Quang Điều cho biết, hiện Tổng Liên đoàn đã có văn bản chỉ đạo các cấp Công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu của các doanh nghiệp. Các cấp Công đoàn có trách nhiệm báo cáo lại với Công đoàn cấp trên nếu phát hiện doanh nghiệp xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc. 

Ông Huân cũng cho hay, tháng đầu tiên thực hiện việc tăng lương tối thiểu trùng với thời điểm Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp phải cân đối lo thưởng Tết cho người lao động nên việc thực hiện tăng lương tối thiểu, điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội có thể gián đoạn. 

Sau thời gian nghỉ Tết, ngành lao động, thương binh và xã hội cùng với tổ chức Công đoàn sẽ tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, đảm bảo thực hiện ổn định trong quý I- 2016.

 

Nên đọc
Hồng Hà (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo