Thị trường

Doanh nghiệp dệt may với hội nhập: Cần bước đi bài bản tạo diện mạo mới

(DNVN) - Theo đại diện của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), khi bước vào hội nhập nếu có những bước đi bài bản, tận dụng tốt các thời cơ, cơ hội từ các FTA, thì ngành DMVN sẽ có được diện mạo mới, đủ điều kiện, nội lực tiến bước vào ngành công nghiệp thời trang, công nghiệp thiết kế để hoàn chỉnh toàn diện sản phẩm dệt may trong đất nước Việt Nam.

Ngành dệt may cần chuẩn bị nguồn vốn đầu tư

 Từ năm 2015-2020 là một giai đoạn phát triển mới của Vinatex cũng như toàn ngành dệt may Việt Nam (DMVN) do đây là thời điểm có nhiều FTA song phương và đa phương mà chúng ta tham gia đi vào hiệu lực.

Theo bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thì hiện nay, một tỷ lệ thách thức là trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là các DN FDI chiếm tới 70%, DN Việt Nam chỉ chiếm 30%. 

nếu có những bước đi bài bản, tận dụng tốt các thời cơ, cơ hội từ các FTA, thì Ngành DMVN sẽ có được diện mạo mới, đủ điều kiện, nội lực tiến bước vào ngành công nghiệp thời trang, công nghiệp thiết kế để hoàn chỉnh toàn diện sản phẩm dệt may trong đất nước Việt Nam.
Nếu có những bước đi bài bản, tận dụng tốt các thời cơ, cơ hội từ các FTA, thì Ngành DMVN sẽ có được diện mạo mới, đủ điều kiện, nội lực tiến bước vào ngành công nghiệp thời trang, công nghiệp thiết kế để hoàn chỉnh toàn diện sản phẩm dệt may trong đất nước Việt Nam.

"Khi AEC và TPP có hiệu lực, chẳng lẽ ngành dệt may lại đành để hầu hết lợi thế thuế quan, giá trị gia tăng của dệt may mà chúng ta vất vả mới đàm phán được, thậm chí hy sinh một số quyền lợi khác để có, thì lại rơi hầu hết vào túi các DN FDI? Câu hỏi này đang làm đau đầu các ông chủ DN DMVN, Vinatex cũng như Vitas", bà Dung cho hay.

Bà Dung cũng phân tích, dù rằng, Vinatex đã có những bước đi chiến lược trong 10 năm qua, đó là chủ động chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư vào những nút thắt của DMVN như dệt, nhuộm, hoàn tất, thiết kế, marketing…, và liên kết các DN thành viên của mình lại để tạo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Nhưng mô hình chuỗi của Vinatex rất cần được nhân rộng ra toàn Ngành để thực sự chuyển mình đáp ứng nhu cầu mới, điều kiện mới, tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong giai đoạn 5 năm tới. Điều này không chỉ cần sự nỗ lực của một mình Vinatex, mà cần sự phối hợp của Vitas khi liên kết các thành viên của mình lại trong chuỗi cung ứng.

Cũng theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, giai đoạn 2015-2020 là giai đoạn bản lề tạo bứt phá của DMVN lên tầm cao hơn. Đây là thời điểm có nhiều FTA song phương và đa phương mà chúng ta tham gia đi vào hiệu lực.

Cụ thể, trong đó có hai hiệp định đa phương rất lớn và quan trọng là Việt Nam với châu Âu, mà châu Âu là thị trường nhập khẩu dệt may tới hơn 100 tỷ USD/năm, trong khi đó DMVN mới chỉ chiếm được 2,9% thị trường này; Hiệp định thứ hai là TPP, trong đó có hai thị trường cực lớn là Mỹ với quy mô nhập khẩu dệt may lên tới hơn 100 tỷ USD/năm mà Việt Nam mới xuất vào thị trường này được 10 tỷ USD, thị trường Nhật Bản với quy mô nhập khẩu 40 tỷ, và Việt Nam mới xuất vào Nhật được 2,2 tỷ USD/năm. 

Cả hai hiệp định đa phương quan trọng này sẽ cho lộ trình giảm thuế rất tốt và hướng tới thuế quan bằng 0. Nhưng đi kèm với thuận lợi này là thách thức về xuất xứ. Trong đó TPP yêu cầu xuất xứ từ sợi, FTA với châu Âu yêu cầu xuất xứ từ vải. Điều đó đòi hỏi DMVN phải có sự phát triển đồng bộ về công nghiệp phụ trợ, công nghiệp SX nguyên liệu trong nước. 

 

Nếu DMVN đáp ứng hoàn chỉnh các yêu cầu của hiệp định này thì KNXK tăng mạnh hơn và cơ hội hình thành toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may ở trong nước là khả thi. 20 năm qua tình hình phát triển xuất khẩu dệt may Việt Nam chủ yếu ở khâu may, còn khâu SX nguyên liệu vẫn còn phải nhập khẩu tới hơn 50%. Nhưng với các FTA sắp tới như TPP, FTA với EU, Liên minh thuế quan Nga-Kazakhstan, Belarus, ta sẽ có cơ hội và điều kiện đầu tư hình thành chuỗi cung ứng dệt may ở Việt Nam.

Vinatex lạc quan trước hội nhập

 Nói về cơ hội của Vinatex và ngành dệt may khi bước vào hội nhập, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex tỏ ra khá lạc quan. Ông cho rằng, tới thời điểm sau năm 2020, nếu chúng ta có những bước đi bài bản, tận dụng tốt các thời cơ, cơ hội từ các FTA, thì Ngành DMVN sẽ có được diện mạo mới, chủ động nhiều khâu có giá trị gia tăng cao, và DMVN có đủ điều kiện, nội lực tiến bước vào ngành công nghiệp thời trang, công nghiệp thiết kế để hoàn chỉnh toàn diện sản phẩm dệt may trong đất nước Việt Nam.

Ông Lê Tiến Trường cũng cho biết thêm, trên cơ sở nền tảng đã đạt được trong 20 năm qua, khi VN đã lọt Top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, Ngành DMVN nói chung và Vinatex nói riêng  trong 5 năm tới sẽ tập trung các giải pháp, các nguồn lực để hình thành chuỗi cung ứng toàn diện của mình, liên kết mạnh mẽ khâu may đang có với các khâu SX nguyên liệu đang và sẽ được đầu tư, mua bán nội khối để giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ của các FTA, tiếp nhận được lợi ích về giảm thuế quan và đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Theo ông Trường, để tận dụng các ưu thế mà AEC, TPP mang lại thì từng doanh nghiệp dệt may cần có sự chuẩn bị để liên kết được với các khâu trong chuỗi cung ứng, tránh bị động khi đã ký kết mà lại không tận dụng được các điều kiện thuận lợi với các thuế quan ưu đãi khi thỏa mãn các điều kiện.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phải hình thành chuỗi cung ứng chặt chẽ, có cam kết, có cộng đồng trách nhiệm để xây dựng năng lực cạnh tranh của toàn chuỗi với mục tiêu biến, AEC, TPP thành cú hích quan trọng cho dệt may Việt Nam tăng trưởng bền vững.

 

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng cho rằng, nếu DMVN tận dụng tốt cơ hội, thì trước 2020 toàn Ngành DMVN sẽ chạm mốc KNXK 50 tỷ USD, và Vinatex sẽ chạm mốc KNXK 6 tỷ USD. Đó là những con số đẹp, xứng đáng với những nỗ lực vượt trội của DMVN.

HÒA HẬU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo