Đầu tư vào ngành nào để sinh lời hậu COVID-19?
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Khánh Hòa: Nhanh chóng trở thành Trung tâm Khoa học công nghệ đăng cấp quốc tế
Xu hướng đầu tư
Đứng trước những xáo trộn của kinh tế - xã hội, nhiều nhà đầu tư tiên phong với “cái đầu lạnh tỉnh táo” để tìm cách thích nghi với sự bất ổn. Một trong số đó là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, từ những kênh tăng trưởng nóng vào các kênh sinh lời lâu dài, bền vững.
Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản; bảo hiểm, y tế; nông nghiệp; công nghệ thông tin; tiêu dùng, nhu yếu phẩm… là những nhóm ngành được dự báo sẽ được đẩy mạnh hậu đại dịch.
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra các xu hướng mới và chứng kiến sự phát triển vượt bậc của số hóa khi mọi thứ từ dịch vụ khách hàng trực tuyến, làm việc/học tập từ xa, dịch vụ giao hàng, mua sắm online đến việc sử dụng AI để cải thiện hoạt động. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa cũng đang trở thành xu hướng. Do đó, ngành công nghệ sẽ là xu thế tất yếu của tương lai. Nhóm ngành được hưởng lợi: Công nghệ thông tin, bán lẻ, tiêu dùng – nhu yếu phẩm.
Xu thế chăm lo, bảo hiểm cho sức khỏe tiếp tục được thúc đẩy. Đại dịch trăm năm một lần và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tài chính người dân. Điều này có thể thúc đẩy nhu cầu mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trong các năm tới. Đây là cơ hội đầu tư trung và dài hạn đối với ngành bảo hiểm và ngành y tế.
Đại dịch là động lực thúc đẩy hệ thống sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Cùng với đó, việc nghiên cứu và cho ra đời các mô hình chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Ở các nước phương Tây, các sản phẩm thay thế thuốc đã được phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới vào những năm 1920. Nhiều quốc gia áp dụng một số cách thức, thu thập dữ liệu sức khỏe để giám sát dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng tốt hơn.
Hơn nữa, cuộc cách mạng vaccine đã ra đời như vaccine chống dịch hạch cuối thế kỷ 19, vaccine ho gà, uốn ván, bại liệt, rubella, viêm gan B…
Con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh cá nhân như áp dụng các biện pháp tuyên truyền rửa tay thường xuyên, tránh bắt tay, đeo khẩu trang, không đưa tay lên nơi mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ở một số quốc gia, việc đeo khẩu trang đã trở nên phổ biến. Đồng thời, xu hướng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bảo vệ được đẩy mạnh như nước súc miệng, thuốc ngậm ho,...
Có thể thấy sự ảnh hưởng của đại dịch tác động lên mỗi quốc gia, cần nâng cao năng lực tự cung, tự cấp; đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh lương thực để chuẩn bị cho các sự kiện tương tự. Vừa qua, đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến các quốc gia dựa chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp bị ảnh hưởng. Nguồn cung khan hiếm đã xảy ra cục bộ tại một số quốc gia và khiến giá lương thực tăng mạnh. Nhóm ngành hưởng lợi là Nông nghiệp (đặc biệt lương thực) và vật tư nông nghiệp.
Xu thế đẩy mạnh đầu tư công về cơ sở hạ tầng – Logistics. Các quốc gia đang và sẽ đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa logistics. Điều này để đẩy mạnh khôi phục tăng trưởng kinh tế do tác động của đại dịch. Trong dài hạn, cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics phải được hiện đại hóa để tránh tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong tương lai thay vì các phương thức logistics truyền thống hiện nay.
Tiền “chảy” sang đầu tư tài chính
Được xem là đồng tiền chung của thế giới, vàng có giá trị tại tất cả các quốc gia. Sở hữu vàng đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu “đồng tiền” có thể lưu hành, mua bán tại các nước mà không phải lệ thuộc vào bất kì giá trị tiền tệ nào.
Từ trước đến nay, vàng cũng được coi là hình thức đầu tư trú ẩn an toàn nhất mỗi khi xảy ra biến động xã hội bởi giá trị của nó không bị thay đổi quá nhiều theo thời gian và tính chất "gọn nhẹ" dễ cất trữ và mang theo.
Còn theo các chuyên gia nhận định, bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lợi bền vững và an toàn hàng đầu hiện nay. Bởi đất đai không thể sinh sôi thêm trong khi dân số và nhu cầu về nhà ở không ngừng phát triển. Thị trường thế giới và trong nước đều ghi nhận giá nhà đất đang có xu hướng tăng mạnh bất chấp đại dịch. Tại Việt Nam, với chính sách ưu đãi của các Chủ đầu tư cộng hưởng cùng động thái giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng, đầu tư bất động sản lúc này chính là cơ hội hưởng giá trị kép: vừa mua vào tài sản bảo đảm với mức giá ưu đãi nhất, vừa hứa hẹn tiềm năng tăng giá theo thời gian. Theo dự đoán, sau đại dịch, bất động sản sẽ tiếp tục là kênh nắm giữ tiềm năng đầu tư sinh lời bền vững.
Các chuyên gia nhận định, bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lợi bền vững và an toàn hàng đầu hiện nay.
Khi tác động vào thị trường bất động sản, COVID-19 mang tính thanh lọc cao. Dưới góc độ đầu tư, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là thời điểm cần nhìn nhận các giá trị bền vững, mang lợi ích thiết thực thay vì tăng trưởng nóng như trước. Các chuyên gia cũng cho biết trong 40 năm qua, giá bất động sản chưa một lần giảm, vì vậy các nhà đầu tư chỉ nên nhắm vào đầu tư trung hoặc dài hạn.
Trong bất cứ quyết định đầu tư nào, mục tiêu đầu tiên của nhà đầu tư là phải bảo toàn vốn. Thứ hai là tính thanh khoản, mua đi bán lại được. Thứ ba là đầu tư vào cái gì để nó tăng lợi nhuận. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế rủi ro là đa dạng hóa công cụ và danh mục đầu tư và đồng thời có tầm nhìn dài hạn khi hoạch định chiến lược đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lựa chọn giữa các kênh đầu tư truyền thống và kênh đầu tư mới sao cho phù hợp với khả năng cũng như kế hoạch tài chính của mình để đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Hậu COVID-19 sẽ xuất hiện sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, từ những kênh tăng trưởng nóng vào các kênh sinh lời lâu dài, bền vững.