Doanh nghiệp điều liêu xiêu vì nguyên liệu
Cần Thơ: Ứng dụng công nghệ số sẽ thúc đẩy du lịch cất cánh / Sau 4 năm Vinamilk triển khai sữa học đường tại Bến Tre đến nay đã thu “trái ngọt”
Theo bà Nguyễn Hương, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Hạt Điều Vàng (tỉnh Bình Phước), xuất khẩu (XK) hạt điều vốn đã chậm do khâu vận chuyển trục trặc vì ảnh hưởng dịch Covid-19, việc nhập khẩu (NK) nguyên liệu cũng không kém phần khó khăn vì kẹt tàu, kẹt cảng, thiếu container rỗng, phí vận chuyển tăng cao…
Đối mặt nhiều rủi ro
“Đó chính là yếu tố gây ra tình trạng biến độngrất nhiềuvề giá nguyên liệu hạt điều thô như hiện nay”, bà Hương chia sẻ.
Vị giám đốc kinh doanh này cho biết, việc liên tục biến động, tăng giá nguyên liệu điều thô trên thị trường đã và đang ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất chế biến cũng như gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp (DN) XK.
Phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu NK khiếncác DN chế biến và XK điều đối mặt nhiều rủi ro khó lường. |
Giá NK nguyên liệu điều thô trung bình từ đầu năm 2021 đến nay được cho là vào khoảng 1.580 USD/tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, NK hạt điều thô vẫn không ngừng tăng mạnh, riêng 4 tháng đầu năm nay, các DN đã chi 1,9 tỷ USD để nhập 1,2 triệu tấn hạt điều thô (tăng hơn 300% so cùng kỳ năm trước).
Điều đáng nói là trong khi giá NK điều thô tăng thì giá XK điều nhân trong 4 tháng năm 2021 đã giảm tới 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, dù cho sản lượng XK điều của Việt Nam có tăng đến 15,8% so với cùng kỳ, nhưng lại sụt giảm đáng kể về kim ngạch, dẫn đến việc giảm tỷ suất lợi nhuận, thậm chí thua lỗ cho các DN chế biến XK là khó tránh khỏi.
Điểm đáng chú ý là việc NK điều thô từ Campuchia trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt kim ngạch tới 1,4 tỷ USD với sản lượng 836.712 tấn, được đánh giá là kỷ lục từ trước đến nay, vượt NK của cả năm 2020 và năm 2019.
Lý giải về việc tăng mạnh NK hạt điều thô từ Campuchia, một chủ DN chế biến điều ở tỉnh Bình Phước cho biết, là do có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ về Việt Nam trong bối cảnh việc vận chuyển bằng đường biển từ châu Phi vẫn đang gặp khó.
Ở Campuchia, trong khi nhiều mặt hàng nông sản XK gặp khó khăn do tình trạng thiếu container và cước tàu biển tăng cao, thì XK hạt điều lại không bị ảnh hưởng, bởi chủ yếu XK sang Việt Nam bằng đường bộ.
Giới chuyên gia lưu ý, Campuchia không chỉ đang là thị trường cung cấp nguyên liệu điều chủ lực cho các DN chế biến điều ở Việt Nam, mà còn bán trực tiếp cho nhiều thương nhân Hàn Quốc, Trung Quốc.
Ngoài ra, Campuchia có thể cũng sẽ nổi lên như một “thế lực mới” về XK điều, khi nước này đang hướng tới tăng năng suất chế biến điều XK thay vì XK nguyên liệu điều thô. Một số nhà đầu tư đang NK công nghệ vào Campuchia để chế biến sản phẩm, vừa XK vừa bán ra thị trường nội địa để tận dụng nguồn cung điều thô dồi dào.
Loay hoay giữa thế khó
Không những vậy,các quốc gia châu Phi - nguồn điều thô NK truyền thống lâu nay của Việt Nam, nay cũng có xu hướng giữ lại nguồn nguyên liệu và chuyển hướng xây dựng công nghiệp chế biến điều tại chỗ.
Đó sẽ là những rủi ro cho các DN chế biến hạt điều trong nước nếu như nguồn cung nguyên liệu NK trong thời gian tới “có vấn đề”. Với các DN chế biến ở “thủ phủ điều” của Việt Nam là tỉnh Bình Phước, việc thiếu hụtnguyên liệudẫn đến phải tăng mạnh NK từ Campuchia vẫn là nỗi lo lớn.
Ngành điều mang về giá trị XK mỗi năm khoảng 900 triệu USD cho Bình Phước, nhưng diện tích trồng điều mới đạt 170.000 ha, chỉ đáp ứng khoảng 25% nguyên liệu cho các DN và cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh.
Nhiều năm trở lại đây, DN chế biến hạt điều ở Bình Phước đã phải loay hoay giữa khó khăn khi đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và để đảm bảo nguồn cung cho chế biến XK đã phải tăng cường NK mặc dù giá NK tăng.
Diễn biến càng nặng nề hơn từ tác động của dịch Covid-19 dẫn đến hoạt động XK của nhiều DN chế biến điều tại tỉnh nàycó những thời điểmgần như “đóng băng” do quá phụ thuộc vào một vài thị trường XK chính.
Đặc biệt là với những DN chế biến điều thuộc dạng nhỏ và vừa, vừa gặp khó về thị trường XK, tiêu thụ trong nước lại “nhỏ giọt”, trong khi phải chạy vốn và gánh lãi vay để thu mua, NK nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Thậm chí, do không trụ nổi giữa đại dịch, nên đã có không ít DN chế biến phải đóng cửa.
Với khó khăn trong ngành chế biến điều, giới chuyên gia đề xuất nên tiếp tục có các chính sách để cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi nhằm giúp chocác DN nhỏ và vừacó điều kiện vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong các đợt ảnh hưởng tình hình chung của dịch Covid-19.
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển vùng nguyên liệu trong nước, để DN không “ngồi trên lửa” thì rất cần thêm những dự báo tác động của thị trường quốc tế đối với ngành điều nhằm giúp họ có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sản xuất chế biến, XK tốt hơn và tránh được các rủi ro.
End of content
Không có tin nào tiếp theo