Hỗ trợ doanh nghiệp

Cần Thơ: Ứng dụng công nghệ số sẽ thúc đẩy du lịch cất cánh

DNVN - Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị xác định: Mục tiêu đến năm 2030, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Quảng Bình: Du khách quay trở lại và được khuyến cáo thực hiện tốt công tác phòng dịch Covid- 19 / Đảo Cồn Cỏ: Điểm du lịch khám phá hút khách tại Quảng Trị

Ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, xúc tiến du lịch

Dự án Du lịch thông minh là một trong những nội dung quan trọng của Đề án phát triển TP Cần Thơ thành đô thị thông minh, giai đoạn 2016-2025 đang được đầu tư và triển khai. Từ cơ sở này, Cổng thông tin du lịch tại địa chỉ https:⁄/canthotourism.vn ra mắt năm 2016 và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động mang tên “Can Tho Tourism” ra đời vào tháng 9/2019. Hệ thống cho phép du khách tra cứu, tìm kiếm thông tin du lịch theo vị trí. Ứng dụng công nghệ hiện đại từ trí tuệ nhân tạo, tham quan 3D, thực tế ảo VR cũng giúp du khách hoạch định lịch trình, đặt phòng nhanh chóng, định vị điểm đến và dẫn đường thông minh qua Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động của Cần Thơ. Ứng dụng này hoạt động trên 2 hệ điều hành Android và lOS, tính năng tương tự cổng thông tin du lịch.

Tính đến tháng 3/2021, cổng thông tin https://canthotourism.vn đã có hơn 14,5 triệu lượt truy cập; đồng thời kết nối với 55 cổng thông tin điện tử ở các vùng trọng điểm về du lịch. Ngoài ra các trang “Cần Thơ - Đô thị miền sông nước”, “Du lịch TP Cần Thơ” trên các mạng xã hội cũng trở thành kênh kết nối, quảng bá hiệu quả.

Cổng thông tin du lịch còn có chức năng kết nối nhà quản lý, người dân, du khách và doanh nghiệp. Du khách được cung cập thông tin chỉ tiết về vị trí, chất lượng, giá cả, đánh giá, xếp hạng... các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, các loại hình dịch vụ, lưu trú, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí. Đồng thời, hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi, thực hiện khảo sát trực tuyến, thu thập phản ánh của du khách, giúp nhà quản lý có cơ sở dữ liệu làm căn cứ để điều chỉnh hoạt động phù hợp. Hiện Cổng thông tin du lịch thông minh của Cần Thơ được xây dựng và triển khai tại 2 địa chỉ: https:/canthotourism.vn và https://mycantho.

Nét đẹp của chợ nổi Cái Răng

Nét đẹp của chợ nổi Cái Răng.

Từ đó hình thành nên nét đẹp “Du lịch Cần Thơ - Đô thị miền sông nước”, đó cũng là khẩu hiệu trong các sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch của thành phố, song hành cùng thương hiệu du lịch đang được định hình “Cần Thơ An toàn và Ấm áp”.

Đường băng để du lịch Cần Thơ cất cánh

Cần Thơ được xem là trung tâm kết nối nhiều lĩnh vực của vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là du lịch. Trong các hoạt động liên kết, Cần Thơ không chỉ đóng vai trò cầu nối mà còn trở thành đầu tàu trong nhiều hoạt động kết nối với các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Hà Nội... Ở ĐBSCL, Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu). Đồng thời Cần Thơ thuộc Cụm liên kết phát triển du lịch phía Tây, gồm các địa phương: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Trong các cụm hợp tác, Cần Thơ chia sẻ và phát huy các sản phẩm chủ lực, như: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch sông nước, du lịch MICE, văn hóa di tích lịch sử, lễ hội... Đồng thời Cần Thơ cũng đã ký kết hợp tác về du lịch với các tour tuyến kết nối từ Cần Thơ đi ĐBSCL như Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Đất Mũi; Cần Thơ - Phú Quốc - ngắm hoàng hôn ở Sunset Sanato - thử tài câu cá; Cần Thơ - Tiền Giang - Bến Tre; Cần Thơ - Đảo Nam Du; Cần Thơ - An Giang mùa nước nồi; Cần Thơ - Châu Đốc, ngoài ra Cần Thơ còn đóng vai trò điều phối khách cho vùng, khi phát huy được lợi thế cảng hàng không với nhiều đường bay nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn giữ vai trò kết nối các đơn vị lữ hành, hình thành liên tuyến trải nghiệm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng (thông qua các trường đại học, cao đẳng và các dự án trong nước và quốc tế về đào tạo nhân lực).

Hiện Du lịch Cần Thơ đang tăng cường mở rộng ký kết với các địa phương có tiềm năng du lịch ở các khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc. Tháng 5/2016, Cần Thơ ký kết hợp tác du lịch với tỉnh Khánh Hòa, mở ra sự kết nối giữa thị trường ĐBSCL và duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó ngành du lịch các tỉnh ĐBSCL đã ký kết hợp tác với Hà Nội, hình thành sản phẩm “Mười bốn tỉnh, thành phố - Một điểm đến”. Cần Thơ và tỉnh Quảng Ninh cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. Những hợp tác góp phần mở rộng thị trường du khách, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch chât lượng và khác biệt.

Tham quan du lịch công đồng tại Cồn Sơn

Tham quan du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn.

Từ cuối năm 2019, Cần Thơ tham gia Liên kết phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Trong đó, TP Hô Chí Minh là đầu mối nhận khách và đưa đến các địa phương. Cần Thơ là một trong những kết nối quan trọng về giao thông, điều phối trung chuyển khách, liên kết quảng bá. Trên cơ sở này, có 3 tuyến du lịch mới đã được xây dựng: Những nẻo đường phù sa, Non nước hữu tình, Sắc màu vùng biên. Các chương trình kích cầu du lịch dần hình thành, trong đó Cần Thơ góp phần tạo kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp lữ hành và hàng không.

Du lịch Cần Thơ - Đô thị miền sông nước

Đến nay Cần Thơ đã kết nối hơn 25 tỉnh, thành trên cả nước về hợp tác phát triển du lịch. Đồng thời mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc... thông qua các kỳ giao lưu văn hóa, lễ hội. Từ đó, mở ra cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo điều kiện tiếp cận với các thị trường du lịch quốc tế đầy tiềm năng trong một tương lai gần.

Riêng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là hai thị trường nội địa trọng điểm. Du khách từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70-80% lượng khách đến Cần Thơ. Vì thế, hàng năm Cần Thơ đều tham gia hai sự kiện du lịch lớn: VITM (Hà Nội) và TE (TP Hồ Chí Minh). Không chỉ chủ động kết nối với các đơn vị lữ hành, dịch vụ xây dựng những chương trình kích cầu phù hợp, du lịch Cần Thơ còn tiếp thị sản phẩm địa phương theo nhiều cách thức năng động và tiếp cận trực diện hơn. Những đặc sản, sản phẩm du lịch, ẩm thực đặc trưng của từng quận huyện được mang đến tận nơi, trưng bày và tái hiện tại các không gian quảng bá. Nhờ đó, vị tươi ngon của trái cây Cần Thơ; những câu hò, vọng cổ, trích đoạn cải lương; sự tỉnh xảo của những sản phẩm từ các làng nghề thủ công đất Tây Đô... lan tỏa khắp mọi miền đất nước.

Đờn ca tài tử, loại hình "đặc sản" của miền sông nước

Đờn ca tài tử, loại hình "đặc sản" của miền sông nước.

Để định hình du lịch an toàn, ngành du lịch Cần Thơ đã và đang xây dựng hệ thống các khu, điểm du lịch đạt chuẩn phục vụ du khách, các khu, điểm du lịch được công nhận Điểm du lịch tiêu biểu cấp thành phố, cấp ĐBSCL, quản lý điểm đến, các dịch vụ lưu trú qua các quy định chặt chẽ trong ngành. Đồng thời, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử - Du lịch Cần Thơ những điều cần biết hoạt động 24/24 giờ để hỗ trợ du khách và xử lý những vấn đề trong hoạt động du lịch của địa phương, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử đến từng cơ sở kinh doanh dich vụ du lịch. Ngành du lịch Cần Thơ vừa chủ động vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi các hoạt động du lịch.

Mùa dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền

Mùa dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền.

Ứng xử văn minh du lịch (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành) nhằm thúc đẩy lan tỏa hành vị, thái độ, cách ứng xử thông minh của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động du lịch. Ngành Du lịch thành phố Cần Thơ đã tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức du lịch bằng nhiều hình thức cho cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm với môi trường.

Bên cạnh đó, du lịch Cần Thơ còn tiếp cận du khách qua nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế, như: Chương trình giao lưu "Văn hóa và thương mại Việt Nam Nhật Bản", "Tuần Văn hóa Hungary"... Cách tiếp thị năng động và sáng tạo đang từng bước mở ra cho du lịch Cần Thơ hướng kết nối đa đạng, hiệu quả hơn. Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quyết định và thúc đẩy du lich vùng ĐBSCL. Trong đó, đường bay được xác định là kết nối then chốt với các đường bay được kết nối từ Cần Thơ.

ĐBSCL hiện có 4 sân bay: Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Giá và Cà Mau. Trong đó, Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ và Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc được khai thác hiệu quả, kết nối nhiều tỉnh thành trọng điểm về du lịch trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của giao thương và du lịch. Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ là sân bay cấp 4E theo tiêu Chuẩn của ICAO, có công suất thiết kế đạt từ 3-5 triệu khách/năm. TP Cần Thơ hiện là cửa ngõ then chốt vớivai trò trung chuyển và điều phối khách cho vùng ĐBSCL. Bình quân mỗi tuần Cảng Hàng không Quôc tế Cần Thơ phục vụ khoảng 120 chuyến bay quốc nội khứ hồi, kết nối Cân Thơ đến: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Phòng, Phú Quốc, Côn Đảo, Vinh, Nghệ An... Cần Thơ đã có 11 tuyến bay thẳng đến các tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch.

cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Sau đường bay Cần Thơ - Đà Nẵng, nhiều đường bay thẳng đã được kết nối từ Cần Thợ đến: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Lan, Malaysia... Ngày càng có thêm nhiều hãng bay tham gia khai thác các đường bay đi và đến Cần Thơ, như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways. So với trước kia, số lượng đường bay kêt nối với Cần Thơ đã tăng 2-3 lần, lượng hanh khách đi bằng đường hàng không cũng tăng khoảng 25% so với trước.

Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết: “Đường bay là kết nối quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch vùng ĐBSCL.Từ năm 2013, khi đường bay thẳng Cần Thơ - Đà Nẵng kết nối, không chỉ mở ra cơ hội hợp tác du lịch giữa hai thành phố mà còn tạo sự kết nối thương mại giữa ĐBSCL và Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung. Đồng thời, đó cũng là tiền để thúc đẩy nhiều đường bay khác được mở tại Cần Thơ “

Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho rằng, những đường bay được kết nối từ Cần Thơ và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL có thể đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước hiệu quả hơn. Nhiều cơ hội tiếp cận, tham gia các sự kiện hội chợ lớn về du lịch, từ đo mở ra nhiều thị trường khách hàng tiềm năng. Về lâu dài, thị trường khách trọng điểm sẽ không chỉ dừng lại ở nội địa mà còn ở quốc tế, như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản...

Ông Nguyễn Khánh Tùng cho biết thêm, hiện ngành đang tập trung tăng cường công tác đào tạo và nâng chất nguồn nhân lực; phát triển đa dạng các loại hình, tập trung đầu tư trọng điểm cho các sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển, ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước để có cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp; chủ động vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi các hoạt động du lịch.

Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị xác định: Mục tiêu đến năm 2030, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa - học công nghệ, văn hóa, thể thao; - là đô thị hạt nhân vùng đồng bằng.
Mai Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm