Thái Nguyên: Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo trên mọi lĩnh vực
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giành Giải thưởng “ Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2020” / Năm 2021: Lối đi nào cho các Startup khát vốn?
Ngày hội bao gồm rất nhiều các hoạt động ý nghĩa như: Hội nghị kết nối khởi nghiệp, đào tạo cho đoàn viên thanh niên, startup về khởi nghiệp ĐMST, Tham quan mô hình khởi nghiệp thành công tại địa phương… Tại Hội nghị kết nối, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các bạn startup đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương.
Ngày hội đã thu hút được đông đảo các thành phần trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại đây, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương. Hội nghị đã hỗ trợ các Startup mở rộng mạng lưới kết nối của mình và đồng thời cũng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ chuyên gia với các phiên chuyên đề tập trung vào thúc đẩy lĩnh vực Nông nghiệp Thông minh. Các nhóm vấn đề chính tại hội nghị được thiết kế xoay quanh các chủ đề: Thủy Hải sản, Nông Lâm nghiệp và Nông nghiệp kết hợp với Du lịch, logistic.
Sản phẩm của các ý tưởng, dự án lọt vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên .
Trong giai đoạn 2016-2018, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Thái Nguyên có mức độ phát triển tương đối ổn định, đóng góp gần 50% GDP, trên 30% thu ngân sách nhà nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh. Tuy nhiên, thực tế việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các quỹ đầu tư, chính sách cho phát triển khối doanh nghiệp này còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (bởi chủ yếu các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là các doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng: Khu vực DN KNĐMST trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên để khu vực DN KNĐMST này tranh thủ được các cơ hội phát triển, thời gian tới Thái Nguyên cần chú trọng một số giải pháp sau: Hỗ trợ DN KNĐMST tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DN KNĐMST; cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); DN KNĐMST trên địa bàn TP. Thái Nguyên cần tận dụng tối đa những tiềm lực về vốn, nhân lực, thị trường… để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro…
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm hướng tới đổi mới sáng tạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ban hành các văn bản pháp lý, tăng cường công tác quản lý và triển khai đồng bộ. Cụ thể, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09 về “Quy định nội dung và mức chi thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tổ chức các hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên”. Đây là chính sách phù hợp với thực tế của tỉnh nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên cũng còn nhiều hoạt động chưa thực hiện được. Số ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ và triển khai còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành còn ít, việc xác định còn gặp nhiều khó khăn. Việc kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp còn yếu, chưa tạo được sự liên kết. Đặc biệt, là chưa tạo ra được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nhằm thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo