Hỗ trợ doanh nghiệp “hồi sinh” sau đại dịch
3 loại quả đặc sản của Sơn La được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu / Ranee- Dầu ăn dinh dưỡng từ cá được dịp “lên ngôi”
Doanh nghiệp điêu đứng bởi đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, khiến nhiều địa phương và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Tình trạng đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng...
Đỉnh điểm, giai đoạn khốc liệt của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn ra trong quý III/2021 khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội từng khu vực, gây đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa và nhiều đơn hàng sản xuất trong nước bị hủy do thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động.
Bước sang năm 2022, khi dịch bệnh dần được khống chế, các hoạt động giao thương từng bước hoạt động và được hồi phục trở lại và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: điện tử, dệt may, da – giày, chế biến nông sản, thủy sản… tăng mạnh trở lại. Đây chính là cơ hội của Việt Nam trong việc thu hút các đơn hàng lớn là các thương hiệu quốc tể để phục hồi sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh.
Ở trong nước, sự phục hồi sức tiêu thụ nội địa của trên 97 triệu dân cũng đã cơ bản được kiểm soát và ổn định. Với dân số trẻ năng động có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đặc biệt, để thích nghi với tình hình mới, Chính phủ Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số, được xác định là yêu cầu bắt buộc.
Chuyển đổi số được xem như là “phao cứu sinh” để doanh nghiệp thích ứng và vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19
Mới đây, tại phiên họp đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, chuyển đổi số là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là công việc phải thường xuyên, liên tục... Vấn đề đặt ra cho chúng ta Chuyển đổi số phải có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phải đẩy mạnh chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả và thực chất.
Theo Thủ tướng, tiến trình chuyển đổi số trong nước đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng. Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chuyển đổi số trở thành đòi hỏi bức thiết của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, doanh nghiệp để vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Khi dịch bệnh được kiểm soát, chuyển đổi số tiếp tục là công tác trọng tâm, góp phần quan trọng phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng,...
Giải pháp giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhắm trúng đích
Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kết nối đầu tư cũng như xúc tiến thương mại, công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Kết nối và Phát triển Công nghệ Toàn cầu (Globaltech) hợp tác toàn diện với Trung tâm XTTM Đầu tư và Hỗ trợ Chuyển đổi số Quốc gia (Viện KHGD&MT - IEES) vận hành nền tảng TMĐT Quốc gia VIVINA đi kèm với những gói dịch vụ Chuyển đổi số toàn diện và Truyền thông chuyên nghiệp với nhiều ưu đãi.
Tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới thúc đẩy kinh doanh, mở rộng và phát triển thị trường kinh tế số Việt Nam
Theo đó, nền tảng TMĐT Quốc gia VIVINA.NET và ứng dụng VIVINA giúp số hóa toàn diện cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên cả nước, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm, thương hiệu và dịch vụ; giúp nhà sản xuất, quản lý thông tin sản phẩm dịch vụ; giúp khách hàng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua việc tích hợp giải pháp truy xuất và xác thực nguồn gốc xuất xứ.
Ông Đoàn Xuân Huy - Giám đốc Trung tâm XTTM Đầu tư và Hỗ trợ Chuyển đổi số Quốc gia chia sẻ: “Nền tảng TMĐT VIVINA là công cụ đắc lực giúp chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên cả nước. Bằng việc tích hợp các giải pháp về thanh toán, logistics... kết nối các hệ thống hỗ trợ toàn diện (Khuyến mại, chăm sóc khách hàng, tiếp thị liên kết, E-Voucher, tích V.Xu ...) giúp cho việc kết nối cung cầu, giao thương hàng hóa dịch vụ cả trong và ngoài nước trở nên đơn giản và mang lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các bên tham gia chỉ cần đăng nhập duy nhất một tài khoản”.
Cũng theo ông Huy, để tạo sự khác biệt so với các sàn thương mại điện tử khác trước vấn nạn “hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng”, Trung tâm XTTM Đầu tư và Hỗ trợ Chuyển đổi số Quốc gia sẽ mang lại niềm tin thực sự cho người dùng với vai trò là Tổ chức chứng nhận độc lập khi các shop bán hàng đạt chứng nhận “Shop Bảo đảm - Xác thực” đều phải thực hiện dịch vụ xác thực và truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ 4.0. Các gói dịch vụ cung cấp ra cộng đồng được tối ưu giúp cho việc xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo và tổ chức bán hàng của các shop được chuyên nghiệp bài bản, quy mô tầm quốc tế dựa trên cốt lõi của sàn TMĐT Quốc gia tại địa chỉ https://vivina.net.
End of content
Không có tin nào tiếp theo