'Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời', người xưa dạy không sai. Ba điều tuyệt đối không thốt ra ngay cả với người ruột thịt
Biếu mẹ đẻ bộ quần áo mới bị chồng chỉ trích: ‘Lại lấy của nội làm giàu đằng ngoại’ – Pha phản kháng của người vợ khiến gã chồng keo kiệt mất ngủ cả đêm / Ngày cưới sóng gió: Mẹ chồng trao 20 cây vàng rồi lập tức đòi lại với lý do bất ngờ
"Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời" có nghĩa là: Người khôn ngoan ăn nói cân nhắc thận trọng, không hàm hồ dại dột. Dưới đây là lời khuyên của người xưa về những lời không nên nói:
Đừng kể về bí mật của riêng mình
Lòng người là thứ khó dò, khó đoán nhất trên đời này. Có một số chuyện, có thể do người nói vô tình còn người nghe hữu ý, nghĩ sai, sau đó truyền đạt lại sai lệch ý muốn của người nói.
Không phải ai cũng có thể giữ gìn sự bí mật và riêng tư cho bạn. Vì thế, một khi bạn đã nói ra bí mật, điểm yếu của bản thân, bạn đã dễ dàng bị người ta nắm thóp.
Tâm sự với bạn bè, đồng nghiệp có thể là một cách giải tỏa căng thẳng hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải chuyện gì cũng có thể nói ra. Bạn bè cũng có nhiều loại, có người tốt, nhưng cũng có kẻ tiểu nhân, cơ hội chỉ trực chờ bạn sơ hở là “chọc gậy bánh xe”, đâm lén sau lưng.
Người xưa khuyên đừng nên kể về bí mật của riêng mình.
Đừng tâm sự nỗi lo của bản thân
Mỗi người đều có những nỗi buồn và nỗi bận lòng riêng. Chỉ có cha mẹ, người thân mới quan tâm đến bạn mà thôi. Chẳng có ai có trách nhiệm phải quan tâm bạn đâu nên đừng kỳ vọng quá nhiều. Đồng thời, cũng chẳng ai muốn trở thành chiếc xe rác chất chứa ưu phiền của người khác.
Nỗi khổ của bản thân thì tự mình phải nếm trải. Hãy tự mình chữa lành những tổn thương, đừng nói những điều mình có thể làm cho mọi người nghe. Nguyên nhân bởi, người hiểu bạn thì ít, kẻ cười nhạo bạn thì nhiều.
Những muộn phiền của bạn không phải là chuyện người ngoài muốn quản là có thể quản được. Thay vì mặt ủ mày chau, hãy truyền đi nguồn năng lượng tích cực đến mọi người. Hòa khí sinh tài lộc, may mắn tự nhiên sẽ đến với bạn.
Đừng kể lể quá nhiều về bản thân
Việc bạn kể lể quá nhiều về bản thân đôi khi khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Bạn nói ít đi, đồng nghĩa với việc bạn có thêm thời gian để hiểu và lắng nghe hơn. Sống trên đời, nói ít làm nhiều là một kiểu ứng xử vô cùng khôn ngoan.
Cần phải biết giữ mồm giữ miệng, đừng nói nhanh cũng đừng nói quá nhiều. Tôn trọng người khác cũng chính là đang chừa lại một con đường lùi cho bản thân.
Dù có giàu có thế nào, học hành xuất sắc đến đâu, năng lực cao hay thường xuyên được mọi người tung hô và tán thưởng, bạn cũng nên học cách khiêm tốn và thận trọng trong lời nói của bản thân.
Bài viết mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cảnh tượng kinh hoàng sau cánh cửa khóa trái: Người chồng sững sờ khi phát hiện bí mật của vợ
Ngày 12/12: 3 con giáp gặp quý nhân nâng đỡ, tài lộc thăng hoa, nhân đôi tài sản
Tử vi ngày 12/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Dậu gặp quý nhân, Tuất cần kiên nhẫn vượt qua thử thách
Mẹ chồng "ra đòn ngầm" với con dâu: Câu chuyện bất ngờ bắt đầu từ… cô bán xôi đầu ngõ!
Ông bà nói cấm sai: “Phụ nữ tốt không nuôi chó, đàn ông tốt không nuôi mèo”
Loại cây có lá giống rau má nhưng chỉ sống ở những nơi nước suối sạch, giá gần 6 triệu/kg