Đời sống

'Chuyện của nhà tao, không khiến mày phải góp ý' - Câu mắng xối xả của chị chồng khiến nàng dâu chết điếng và tầm quan trọng của việc chia sẻ trước mọi vấn đề hôn nhân

Nhiều cuộc hôn nhân trở nên kém hạnh phúc không phải do chồng hoặc mẹ chồng mà đến từ chị em gái của chồng.

Thú chơi thuỷ tiên tao nhã, giá chỉ 50.000 đồng mà được bao chị em săn đón / 3 cặp con giáp kết đôi với nhau như Thần Tài gặp Quý nhân, giàu có đến già

Khi còn nhỏ, cô gái sẽ sống với cha mẹ nhưng lớn lên, lấy chồng, bạn sẽ trở thành một thành viên trong gia đình chồng. Đó là điều không ai phủ nhận được.

Tuy nhiên nếu như con đẻ đã lấy chồng mà vẫn quay về nhà mẹ đẻ ra lệnh bừa bãi, bắt nạt em dâu thì cần bị nhắc nhở thích đáng. Cha mẹ không nên chỉ quan tâm đến con gái mình mà bỏ qua cảm xúc của con trai và con dâu. Một gia đình hòa thuận cần biết cách dung hòa các mối quan hệ.

Khi mới cưới chồng, Hồng đã gặp không ít rắc rối với bà chị chồng khó tính. Chị chồng không ưa cô nên luôn tỏ ra khó chịu với em dâu.

Cuộc sống hôn nhân của chị chồng không tốt nên mỗi khi quay về nhà mẹ đẻ lại bắt đầu ồn ào, trút giận. Điều này vô cùng phi lí nhưng bà chị chẳng biết suy nghĩ và làm đúng như thế.

Hồng giản dị, hiền lành và ngoan ngoãn. Ban đầu biết chị chồng không ưa mình nên cũng tìm cách làm thân nhưng chẳng thành công. Sau này cô mặc kệ, ai dè chị chồng vẫn liên tục làm khó. Những bữa ăn cô nấu luôn bị chê, giặt đồ quét nhà bị bảo là không sạch sẽ. Hồng cố nhịn, nhưng 7 ngày chị chồng lại ghé nhà đẻ 5 lần để bắt bẻ em dâu thì thật sự khó chịu.

Chồng Hồng làm ăn ở nước ngoài. Bố mẹ chồng bận rộn với công việc kinh doanh, khi có họ xuất hiện, chị chồng cũng mềm tính hơn. Nhưng đa phần Hồng phải chịu đựng chị chồng. Cô ngại ngần nên không dám “mách” bố mẹ chồng hay với chồng, chỉ biết âm thầm chịu đựng một mình thôi. Có lẽ không có em trai ở nhà nên chuyện bắt nạt em dâu là việc chị chồng không bỏ qua.

“Người ngoài mà cũng dám lớn tiếng ở đây à?”, câu mắng xối xả của chị gái chồng khiến nàng dâu chết điếng và tầm quan trọng của việc chia sẻ trước mọi vấn đề hôn nhân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sau này, Hồng dần dần phát hiện ra rằng không phải vấn đề đến từ mình tốt hay không mà vấn đề từ chị chồng. Cô cho rằng gia đình ruột thịt thuộc về mình. Bố mẹ và em trai là người nhà, em dâu là người ngoài, chen chân vào gia đình họ.

Từ khi hiểu ra, Hồng chẳng muốn tranh cãi với chị chồng nhưng đều đặn tuần nào cũng thế, chị chồng luôn về nhà đẻ ăn cơm và chơi bời, gây sự với cô.

Nhiều cuộc hôn nhân trở nên kém hạnh phúc không phải do chồng hoặc mẹ chồng mà đến từ chị em gái của chồng. Đó là khi câu nói “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” trở nên đúng đắn nhất.

02

Hồng mỗi khi nghe thấy tiếng xe máy của chị chồng là cảm thấy đau đầu. Dần dần cô cũng tranh cãi gay gắt, không cam chịu nữa. Thi thoảng Hồng bóng gió nói xa nói gần với chồng, anh cũng chẳng thể giải quyết được khiến cô tức giận cả với chồng mình.

Bố mẹ chồng thấy Hồng buồn bã nhiều lúc cũng hỏi han. Tuy nhiên, cô có tư tưởng rằng bất cứ chuyện gì mẹ chồng cũng sẽ bênh con gái nên không nói ra. Dần dần, những sự bức xúc tích tụ khiến chính Hồng cũng oán giận cả với bố mẹ chồng mình.

 

Thậm chí, nhiều lần cô nghĩ đến việc ly hôn để chấm dứt tất cả. Cái mà Hồng đang thiếu chính là một buổi nói chuyện. Vậy nhưng vì vài suy nghĩ vẩn vơ, cho rằng mình không bao giờ được bênh vực trong gia đình chồng nên cô nhất quyết im lặng, tự chịu đựng, tự chán ghét tất cả mọi người.

Một lần, bàn ăn ở nhà bị hỏng, bố chồng đã mua một chiếc bàn mới. Khi đặt bàn ăn xuống, Hồng và chị chồng đưa ra hai ý kiến khác nhau. Điều đáng nói, bố chồng lại cho rằng Hồng nói đúng. Chị chồng tức giận nói thẳng vào mặt Hồng:“Người ngoài mà cũng dám lớn tiếng ở đây à? Chuyện của nhà tao, không khiến mày phải góp ý”.

Hồng điếng người, lúng túng, mẹ chồng phi ngay vào hỏi dồn dập:“Con nói ai là người ngoài? Tại sao em dâu con lại là người ngoài. Nó là vợ em trai mày, là chủ cái nhà này. Con lấy chồng rồi quay về nói những lời như thế à. Mời con về nhà riêng của con, chỗ đó con làm vương làm tướng gì cũng được. Bây giờ ở nhà này em dâu con, em trai con là chủ, nó đặt bàn ở đâu tùy thích”.

“Người ngoài mà cũng dám lớn tiếng ở đây à?”, câu mắng xối xả của chị gái chồng khiến nàng dâu chết điếng và tầm quan trọng của việc chia sẻ trước mọi vấn đề hôn nhân - Ảnh 2.

Chị gái chồng ngạc nhiên, không ngờ mẹ nói thế nên cả hai xảy ra tranh cãi. Bố chồng cũng tức giận, bênh vực con dâu mấy câu, cô chị gái giận dỗi về thẳng. Sau đó cũng thi thoảng mới ghé qua nhà. Lúc đó Hồng mới dám kể chuyện chobố mẹ chồngnghe việc chị gái suốt ngày chê bai, gay gắt với mình đến thế nào. Mẹ chồng ngậm ngùi nói lại rằng tại sao cô không lên tiếng mà lại âm thầm chịu đựng như thế.

 

Đôi lúc bố mẹ chồng chính là người giải vây chocon dâutránh khỏi rắc rối. Vậy nên, đừng tiết kiệm lời nói để cho họ hiểu rõ vấn đề đang diễn ra.

Một số phụ nữ có hôn nhân không hạnh phúc, khi vợ chồng cãi nhau, họ chạy về nhà bố mẹ đẻ và coi như đó là một lối thoát. Cái sai của họ là về đến nhà lại trút giận linh tinh và phải nhận những lời mắng mỏ đến từ bố mẹ.

Con cái ai cũng phải trưởng thành. Con gái sau khi lấy chồng phải xử lý tốt cuộc hôn nhân của mình, đừng có chuyện gì cũng chạy về nhà đẻ để trốn tránh. Việc trút những cảm xúc xấu, tiêu cực đối với người vô tội trong nhà, tạo nên các mối quan hệ bất hòa là điều đáng bị lên án.

Trong câu chuyện này, bài học cho các nàng dâu là phải lên tiếng, phải trình bày vấn đề cho cả chồng và gia đình chồng. Trước hết, nói rõ vấn đề để giúp những người khác trong nhà hiểu chuyện gì đang xảy ra. Im lặng chịu đựng sẽ càng khiến cho nỗi bức xúc dày thêm mà thôi.

“Người ngoài mà cũng dám lớn tiếng ở đây à?”, câu mắng xối xả của chị gái chồng khiến nàng dâu chết điếng và tầm quan trọng của việc chia sẻ trước mọi vấn đề hôn nhân - Ảnh 3.

Không phải bố mẹ chồng nào cũng bênh vực con mình mù quáng. Sự im lặng của cô con dâu chẳng khác nào tiếp tay cho những màn trút giận vô lý đến từ chị chồng. Từ đầu đến cuối, nàng dâu không dám nói lên chuyện đang xảy đến với mình và đương nhiên, cô cũng phải tự vật lộn với nó, chẳng có ai làm hộ cho cả.

 

Nhiều người gặp phải nhà chồng không tốt, chỉ biết bênh con mình, con dâu con rể đều là người ngoài. Nếu như con dâu trình bày hết vấn đề mà chồng lẫn bố mẹ chồng không tin tưởng, không giải quyết thì lúc đó hẵng nghĩ đến chuyện ly hôn.

Trái lại, đôi lúc sự lên tiếng của con dâu lại giải quyết toàn bộ vấn đề, cả nhà sẽ thấu hiểu nhau hơn, sự thất vọng trong hôn nhân cũng vì đó mà được giải quyết.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm