“Quy tắc chi tiêu 1%” mà ngay cả các triệu phú cũng phải áp dụng: Dân đầu tư nhất định phải biết để đảm bảo tài chính dài lâu
2 mẹo làm sạch cao răng giúp bạn tiết kiệm cả đống tiền / Tôi ly hôn 4 năm rồi mà bỗng dưng chị dâu cũ tìm đến tận nhà với cuốn sổ tiết kiệm 200 triệu và đề nghị tôi đến bệnh viện gấp
Glen James, một diễn giả về tài chính hàng đầu của Úc đã chia sẻ một chiến lược chi tiêu tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu áp dụng thành công thì sẽ mang lại lợi ích to lớn về lâu dài.
Quy tắc chi tiêu 1%: Mua hay không mua?
Chính bản thân Glen James cũng đã mặc rất nhiều sai lầm trong chi tiêu
"Khi đó, tôi cùng một người bạn ghé qua cửa hàng của Apple. Sau đó tôi đã mạnh tay chi đến 1.300 USD để mua một chiếc Apple Watch mà chẳng hề suy nghĩ. Tuy nhiên, vào buổi sáng hôm sau, tôi nhận ra mình không cần một chiếc đồng hồ thông minh đến như vậy. Đó cũng là lúc tôi nhận ra cần thay đổi cách chi tiêu".
Quy tắc chi tiêu 1% của James chia sẻ rất đơn giản: Nếu bạn muốn chi tiêu cho một thứ gì đó không thật sự cần thiết và mức chi phí vượt quá 1% tổng thu nhập hàng năm của bạn, bạn phải đợi một ngày trước khi mua. Trong thời gian đó, hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thực sự cần thứ này không? Tôi có thể mua được không? Tôi sẽ sử dụng nó như thế nào? Tôi sẽ không hối hận sau mua chứ?
Giả sử tổng lương hàng năm của bạn là 60.000 USD và bạn muốn mua một chiếc điện thoại có giá 600 USD (1% của 60.000 USD). Bạn sẽ cần đợi một ngày trước khi đưa ra quyết định. Ngay cả khi chiếc điện thoại bạn đang sử dụng đã cũ.
Bạn có thể cân nhắc xem bản thân có thực sự cần điện thoại mới không, 600 USD có xứng đáng với những lợi ích mà điện thoại mới mang lại không. Nếu sau một ngày suy nghĩ, bạn vẫn cảm thấy quyết định mua đồ là xứng đáng, thì hãy mở ví để mua món đồ đó.
Quy tắc chi tiêu này đặc biệt hữu ích cho những khoảng khắc "cao hứng" muốn mua sắm những món đồ bạn thích. Quy tắc đơn giản này giúp nhiều người nhận ra đó có thực sự là món đồ cần thiết hay không. Tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cũng là một điều cần thiết để bạn kiểm soát các khoản chi tiêu của mình.
Quy tắc quản lý chi tiêu tốt nhất là quy tắc phù hợp với tình hình tài chính của mỗi người
Diễn giả này cũng chia sẻ thêm: "1% không phải giới hạn. Với những người có mức thu nhập cao thì hoàn toàn có thể nâng mức % này lên cao. Hoặc bạn có thể hạ xuống mức 0,5% nếu mức thu nhập vẫn chỉ ở mức trung bình, khá. Dù tỷ lệ phần trăm nào thì nó cũng nên dựa trên tình hình tài chính, nhu cầu, mục tiêu và các ưu tiên của mỗi cá nhân".
Tất nhiên, có nhiều quy tắc chi tiêu khác nhau mà bạn có thể áp dụng. Nhiều người đặt ra một giới hạn nghiêm ngặt (không được phép chi quá $ X cho một thứ gì đó).
Tưởng chừng những tỷ phú giàu có nhất thế giới với mức thu nhập hàng tỷ đô la mỗi năm sẽ là những người chi tiêu hào phóng nhất. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Những người giàu có nhất lại chính là những người quản lý chi tiêu chặt chẽ nhất bởi họ luôn muốn "tiền đẻ ra tiền".
Quy tắc của Glen James hoạt động giống như "một trạm kiểm soát tinh thần" - một lời nhắc nhở để suy nghĩ trước khi hành động, thiết lập định mức chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính của mỗi cá nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người