"Tất tần tật" những điều cần biết về cúng Tết Đoan Ngọ 5/5
Thấy trẻ có 6 dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên cho con đi khám mắt ngay, đừng chần chừ / Người phụ nữ có mệnh tốt luôn sở hữu 6 đặc điểm, bạn xem mình có bao nhiêu?
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 gồm những gì?
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 gồm những gì là điều nhiều người thắc mắc. Mâm cỗ cũng 5/5 thường có đầy đủ các lễ vật sau:
Hương, hoa, vàng mã
Nước, rượu nếp
Các loại hoa quả
Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp
Xôi, chè
Tuy nhiên cũng tùy theo quan niệm của từng vùng mà các gia đình chọn các sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 mà vẫn phải đảm bảo đủ các lễ vật trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
Cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian nào?
Theo quan niệm của người Việt xưa, Cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian chính ngọ ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là đúng nhất. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11giờ tới 13 giờ.
Dịp Tết Đoan Ngọ (5/5) là lúc tiết trời nóng bức nhất đồng thời là lúc chuyển mùa, sâu côn trùng được dịp sinh sôi. Vì thế, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ, dâng hương để cầu tai qua, nạn khỏi và mùa màng bội thu.
Tết Đoan Ngọ cúng trong nhà hay ngoài sân?
Thông thường Tết Đoan Ngọ 5/5 các gia đình chỉ sắm mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ trên ban thờ gia tiên. Tuy nhiên để chuẩn phong tục cần chuẩn bị cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân nữa.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời các gia đình cũng cần chuẩn bị đủ như mâm cỗ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, tiền vàng, cơm rượu nếp cái, bánh tro, chè kho....
Việc cúng Tết Đoan Ngọ ở cả trong nhà và ngoài sân trong ngày 5/5 âm lịch nhằm để cảm tạ trời đất, thần Phật, tổ tiên phù hộ cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe, tránh xa mọi bệnh tật.
Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn