Đời sống

'Vàng kia vạn lạng còn dễ kiếm, tri kỷ một người thật khó thay'

Con người trí tuệ sâu sắc và uyên bác như đại thi hào Nguyễn Du còn phải thốt lên: “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Vì dù là cá nhân kiệt xuất, cụ tự biết được cái hạn chế trong trí tuệ con người của mình. Vì con người là hữu hạn. Nhưng Thần thì khác.

Tuyệt đối đừng để những người có "cảm xúc tiêu cực” ảnh hưởng đến cuộc sống của mình / 5 dấu hiệu phong thuỷ chứng tỏ ngôi nhà dù cũ đến mấy nhưng phúc lộc dồi dào

Vàng kia vạn lạng còn dễ kiếm, tri kỷ một người thật khó thay

Người tri kỷ có nhiều khi chẳng cần nói, chỉ cần trao nhau một ánh nhìn, là cũng có thể hiểu nhau nghĩ gì rồi, thấy nhau suy tư là biết đối phương nghĩ về điều gì rồi. Vậy là tri kỷ.

Muốn trở thành tri kỷ, thì trước hết phải hiểu nhau. Hiểu nhau rồi, còn cần phải có sự đồng cảm, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Nghĩa là tôi thích những gì bạn thích, tôi hiểu những gì bạn hiểu, nên tôi biết bạn nghĩ gì vì tôi cũng nghĩ như vậy. Nó rất là tự nhiên.

Muốn hiểu nhau, thì cần phải lắng nghe. Muốn lắng nghe, thì tâm phải đủ tĩnh. Kiên nhẫn nghe nhau nói cho đến hết, rồi suy ngẫm, đặt mình vào vị trí người nói. Rồi mới phản hồi. Tiếc thay, có lúc chưa nói xong đã cãi xong rồi. Khi nghe thì lơ đãng, tâm trí phù động với cả ngàn ý nghĩ, ngàn ham muốn của riêng mình, lại luôn cho mình là đúng, thì hiểu làm sao được nhau nói gì. Tri kỷ không dễ.

Ảnh minh họa.

Muốn hiểu nhau, thì tâm tĩnh nhưng trí cũng cần sáng. Nếu không chịu suy nghĩ thì không bao giờ có thể hiểu được nhau. Lối sống gấp, sống vội cũng làm người ta xa nhau, khó mà hiểu được nhau. Tâm tình người ta để cả vào câu nói, câu văn đấy, hãy đọc đi mà cảm nhận. Thế may ra mới hiểu được nhau. Nhưng cũng không dễ trong thời đại mà “lướt” mạng xã hội là xu hướng chủ đạo.

Hiểu nhau rồi, cũng phải chia sẻ, đồng cảm được với nhau thì mới gọi là tri kỷ. Có điều xã hội ngày xưa khác. Ngày xưa ai đi học hay làm gì cũng được dạy phải tĩnh tâm, chuyên tâm. Cả xã hội sống trong trạng thái như thế. Đời sống có lẽ cũng đơn giản hơn, tư tưởng thuần khiết hơn, chỉ có tam giáo Thích Nho Lão giữ vai trò dẫn dắt tinh thần con người. Nhịp sống cũng chậm, không gấp gáp vội vã và nhiều ham muốn như bây giờ. Trong bầu không khí tĩnh tại ấy, có lẽ dễ tìm được sự đồng cảm hơn.

Còn bây giờ thì thông tin bùng nổ, ai cũng có thể phát ngôn. Ai cũng có điều tâm đắc với lời của ai đó, lấy đó làm kim chỉ nam cho đời sống của mình. Giới lao động đơn giản có hình mẫu của mình, giới trí thức cũng có điều tâm đắc của riêng mình. Trong núi thông tin khổng lồ ấy, cũng khó mà tìm được nhau để đồng cảm, chia sẻ.

Anh đọc nhiều sách, tôi cũng đọc nhiều sách. Nhưng sách mà anh và tôi đọc là khác nhau, có những tư tưởng khác nhau. Anh thì cho những điều anh đọc là đúng, tôi cũng vậy. Anh hâm mộ Richard Branson, cho là ông ấy nói đúng, phải học theo ông ấy. Tôi lại cho là Elon Musk đúng, hoặc anh khác lại cho Bill Gates mới là hay. Giả dụ vậy.

 

Hoặc anh thì hứng thú với tư tưởng người Nhật, cho rằng phải làm như họ thì đất nước mình mới khá. Tôi không cho như vậy, tôi nghĩ là phải áp dụng tư tưởng, mô hình của Mỹ mới là đúng, mới phù hợp với đất nước Việt Nam v.v. nói chung là khó mà đồng điệu. “Anh”, “tôi” cũng chỉ là đại từ nhân xưng có tính tỷ dụ.

Hoặc ví dụ khác, có người cho là thú vui tinh thần mới là quý giá. Họ ham thích văn chương, triết lý, văn hóa, lịch sử… những thú vui tinh thần. Người khác thì say sưa với vật dụng, thích xe ô tô đẹp, quần áo hàng hiệu, mỹ phẩm hoặc thích chụp ảnh “tự sướng”. Như vậy là lệch nhau rồi. Tri kỷ không dễ.

Vàng kia vạn lạng còn dễ kiếm, tri kỷ một người thật khó thay - Ảnh 2

Nói về âm nhạc. Anh thì thíchAndreaBocelli, Enrico Caruso, Pavarotti, the Three Tenors… hay những danh ca Opera khác. Anh khác thì lại thích nhạc Rock của Metallica, Bon Jovi, anh khác nữa lại thích giao hưởng, các em trẻ tuổi lại thích nhạc trẻ thời thượng hay K-POP. Thế mà, ai cũng cho gu thẩm mỹ của mình mới là chuẩn mực… tri kỷ thế nào đây?

Chắc là ai cũng thấy tri kỷ trong thời buổi này là khó tìm rồi!

 

Vậy thì dù mong ước tìm được người tri kỷ là chính đáng, thành công là rất hiếm hoi.

Những người mà có được tri kỷ thực sự thật đáng cảm phục. Vì họ có sự tĩnh tại, họ có sự hiểu biết, họ có tâm tính tốt và họ có sự may mắn. Không may mắn làm sao được khi mà họ tìm được nhau trong cơ hội một phần triệu ấy. May mắn nhưng không phải ngẫu nhiên, vì người với người đến với nhau là duyên phận.

Người ta tìm tri kỷ là để được sống trong niềm hạnh phúc tinh thần, có người hiểu mình, chia sẻ đồng cảm với mình, biết giá trị của mình, công nhận mình, thậm chí có thể hy sinh về nhau. Ước mơ ấy quá đỗi chính đáng nhưng con người ta sống trong xã hội hiện đại, phương tiện giao tiếp quá tiện nghi nhanh chóng nhưng hóa ra về suy nghĩ lại càng cách xa nhau. Thế nên, chữ “tri kỷ” thật là xa xôi.

Còn Thi Tiên Lý Bạch thì viết: “Hoàng kim vạn lượng dung dị đắc/Thế thượng tri kỷ tối nan cầu”, nghĩa là: Vạn lượng vàng còn dễ kiếm, chứ tri kỷ thì cực khó tìm.

“Trăm năm tri kỉ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quen”, nên người xưa sẵn sàng chết vì tri kỷ.Còn ai nhớ cảnh Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha, hay còn ai nhớ tích Bá Nha chôn đàn cạnh mộ Tử Kỳ vì từ đây không còn ai hiểu tiếng đàn của mình nữa…Trong cuộc đời, người ta đôi khi không thể chịu đựng nổi nỗi đau không phải vì nó đau đến vậy mà bởi vì chẳng có ai để thấu hiểu, để sẻ chia nó cả. Có lẽ trời sinh ra Trà là để bầu bạn và xoa dịu những nỗi cô đơn, khắc khoải của con người.

 

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm