10 loại thức uống giúp giảm đau họng cực hiệu quả
Nên ăn gì khi bị đau họng? / 6 cách chữa đau họng không cần dùng thuốc
Nước ấm với chanh và mật ong
Các bác sĩ cho biết, bất kỳ đồ uống ấm nào cũng có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Bản thân nước nóng có tác dụng làm dịu và có thể giúp giảm đau họng, ho và sổ mũi.
Uống nước chanh ấm đặc biệt có lợi khi bị đau họng do bệnh tật, vì nó có thể bổ sung một lượng nhỏ vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn. Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí có thể giúp bạn vượt qua cảm lạnh.
Thêm mật ong vào nước chanh cũng có tác dụng điều trị đau họng và ho. Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 cho thấy mật ong giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục chứng đau họng do đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của nó.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa tươi
Thông thường khi bị đau họng, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Bởi thế, việc bổ sung dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết giúp hồi phục sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu này, sữa tươi còn có chứa nhiều thành phần giúp hồi phục vết thương trong cổ họng do vi khuẩn xâm nhập lâu ngày.
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, có chứa chất chống oxy hóa mạnh, có thể loại bỏ các chất độc và các gốc tự do gây hại cơ thể. Không chỉ vậy, loại thức uống này còn có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm đau rát, khó chịu ở cổ họng.
Trà cam thảo
Trong cam thảo có chứa hàm lượng lớn Acid Glycyrrhizic mang đến khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, bảo vệ cơ quan hô hấp trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời, vị thuốc này còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, thanh nhiệt, giảm sưng viêm tại cổ họng do đau họng nổi hạch.
Trà hoa cúc
Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hoa cúc có chứa nhiều chất oxy hóa, có khả năng hỗ trợ làm lành các vết thương, tổn thương hiệu quả. Ngoài ra, hoa cúc giúp cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn nên khá phù hợp với những người bị đau họng do trào ngược dạ dày.
Trà gừng
Trà gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau họng. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng chiết xuất gừng tươi trong nước nóng giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi rút hợp bào hô hấp, một loại vi rút có khả năng lây nhiễm cao thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Một chút trà gừng trong những ngày thời tiết chuyển lạnh là cần thiết để giữ ấm cơ thể và cổ họng.
Bên cạnh đó, uống trà gừng cũng có lợi nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc bị nhiễm lạnh. Hơn nữa, loại trà này cũng có tác dụng hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân hay bị tụt huyết áp.
Nước ép hoa quả
Thực tế, người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Sử dụng nước ép mỗi ngày sẽ giúp xoa dịu hiện tượng đau rát họng, tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cũng như tái tạo lại các tế bào tại niêm mạc họng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại hoa quả khác nhau, trong đó nên ưu tiên sử dụng cam, ổi, bưởi,…
Trà bạc hà
Các chuyên gia cho biết trong bạc hà có chứa nhiều hoạt chất menthol mang khả năng chống viêm, giảm đau rát và làm mát vùng niêm mạc cổ họng ngay khi sử dụng. Bên cạnh đó, sử dụng trà bạc hà còn giúp long đờm, giảm ho đặc biệt là những cơn ho khan kéo dài.
Nước lá tía tô
Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, đau họng, viêm họng hiệu quả. Dùng nước lá tía tô có thể làm ấm họng, ấm cơ thể, xoa dịu chứng đau họng. Chỉ cần lấy vài lá tía tô, rửa sạch vắt lấy nước, uống vài ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng.
Trà quế
Theo Đông y, quế tính ấm, vị đắng ngọt, mùi thơm. Có tác dụng kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn, làm ấm cổ họng, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng trà quế làm thức uống trị đau họng cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện chứng đau họng đơn giản, dễ áp dụng.
Những lưu ý khi dùng thức uống trị đau họng
Dùng thức uống trị đau họng là phương pháp chữa đau họng an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng sử dụng các loại thức uống trên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ nên dùng với lượng nhất định, sử dụng quá ít sẽ không mang lại hiệu quả. Ngược lại, uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hoạt động của các cơ quan khác.
- Bên cạnh việc sử dụng các loại thức uống, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế các thực phẩm kích thích cổ họng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đồng thời hỗ trợ cải thiện chứng đau họng.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, đặc biệt, ngủ đủ giấc còn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch. Khi bị đau họng, tốt nhất nên ngủ từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày.
Trên đây là một số loại thức uống trị đau họng quen thuộc, dễ áp dụng mà bạn có thể sử dụng. Nếu tình trạng này kéo dài, tốt nhất nên sớm thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn