10 vật dụng phổ biến trong nhà chứa nhiều mầm bệnh và cách làm sạch chúng
Đi làm suốt 6 tháng nhưng không được trả lương, tôi hỏi thì bố chồng đưa ra cuốn sổ yêu cầu tôi đọc, đọc đến đâu tôi điêu đứng đến đó / Bố chồng bệnh nặng mà các anh chị đều lảng tránh, tôi thương ông đành đứng ra nhận chăm sóc, ai ngờ ông lập tức bật dậy thông báo một điều khiến tất cả kinh hãi
Bạn không thể nhìn thấy chúng, nhưng ngôi nhà của bạn chứa đầy những vi trùng cực nhỏ, một số không nguy hại nhưng một số loại có thể gây bệnh cho gia đình, chẳng hạn: Staphylococcus vàng hoặc tụ cầu khuẩn, men và nấm mốc, vi khuẩn Salmonella, Escherichia coli, hoặc E. coli.
Dưới đây là 10 vật dụng phổ biến trong nhà chứa nhiều mầm bệnh nhưng lại thường không được chú ý:
1. Lọ đựng gia vịLọ đựng gia vị là vật dụng nhà nào cũng có và thường xuyên sử dụng nhưng lại ít được chú ý và vệ sinh. Nhưng bạn có biết rằng lọ đựng gia vị chứa rất nhiều loại vi khuẩn, bạn có thể đang truyền hoặc nhiễm vi khuẩn trên tay khi cầm những lọ bột canh, bột ngọt,...
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Bảo vệ Thực phẩm cho thấy khi nấu ăn, người ta thường làm lây lan vi khuẩn sang các lọ đựng gia vị. Là một phần của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu mọi người chuẩn bị một bữa ăn gồm gà tây và salad. Sau khi bữa ăn được nấu chín, các nhà nghiên cứu đã phát hiện vi khuẩn từ gà tây trên 48% hộp đựng gia vị, khiến lọ gia vị trở thành phương tiện lây nhiễm chéo chính.
Để ngăn chặn điều này, bạn hãy đảm bảo rửa tay trước khi nấu và sau khi xử lý bất kỳ loại thịt sống nào. Và bạn có thể dùng khăn nóng, có xà phòng hoặc khăn lau khử trùng để làm sạch lọ đựng gia vị sau khi nấu ăn và vệ sinh bên trong hộp một cách định kỳ.
2. Miếng rửa bátMiếng rửa bát là một trong những vật dụng chứa rất nhiều loại vi khuẩn như campylobacter, salmonella, staphylococcus, E. coli và listeria. Tất cả những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng đường ruột và da từ nhẹ đến nặng.
Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm nguy cơ lây chéo sang bát đĩa, bạn nên:
+ Giặt miếng rửa bát với xà phòng và nước nóng hoặc cho vào máy rửa bát.
+ Thay miếng rửa bát thường xuyên
+ Phơi khô ngay sau khi sử dụng xong
+ Không sử dụng miếng rửa bát lau nước thịt hoặc các bề mặt khác tránh lây nhiễm chéo từ các thực phẩm, bề mặt đó.
3. ThớtMột trong những đồ dùng bạn sử dụng hàng ngày đang chứa những mầm bệnh nguy hiểm có thể gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn đó là chiếc thớt của bạn. Theo một nghiên cứu cho thấy thớt chứa vi khuẩn nguy hiểm gấp 200 lần so với bệ toilet, một số loại vi khuẩn thường gặp trong thớt như salmonella, E-coli và campylobacter.
Thớt là nguồn lây nhiễm chéo nguy hiểm nhưng mọi người thường vệ sinh thớt không đúng cách và thay đổi thớt thường xuyên.
Một số lời khuyên khi sử dụng thớt để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ:
- Sử dụng thớt thái thực phẩm chín và sống hoặc thịt và rau củ, hoa quả riêng biệt
- Vệ sinh thớt đúng cách. Chà thớt sau mỗi lần sử dụng bằng xà phòng và nước nóng, phơi thớt ở nơi khô ráo. Lưu ý nên sử dụng miếng rửa thớt riêng với miếng rửa bát đĩa.
- Nếu chiếc thớt của bạn trông cũ và bị trầy xước thì bạn nên thay đổi thớt mới.
4. Bồn rửa bátBồn rửa bát là nơi chúng ta vệ sinh rất nhiều thứ như rửa bát, rửa thịt hay rau củ quả,... do vậy có rất nhiều vi khuẩn tích tụ ở đây, bao gồm E. coli và salmonella. Vi khuẩn có thể dính vào tay bạn hoặc lây lan sang thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm.
Để vệ sinh bồn rửa bát và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, bạn nên rửa bồn bằng dung dịch thuốc tẩy và nước mỗi ngày một lần, sau đó để dung dịch chảy xuống cống. Hãy chú ý vệ sinh đến những khu vực mà mép bồn rửa tiếp xúc với quầy bếp.
5. Tủ lạnh
Tủ lạnh là nơi chứa tất cả các loại thực phẩm, từ đồ ăn chín đến sống, đồ ăn thừa,... Mặc dù nhiệt độ của tủ lạnh có thể bảo vệ thực phẩm và hạn chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn nhưng vẫn có những vi khuẩn phát triển trong thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh và gây lây nhiễm chéo như Listeria, Norovirus hay Shigella.
Để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn trong tủ lạnh và phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm, mọi người nên:
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên bằng cách tháo tất cả các kệ và ngăn đựng đồ và làm sạch chúng từng cái một, sau đó sử dụng giấm hoặc nước tẩy dành cho tủ lạnh để làm sạch toàn bộ bên trong. Sau đó lau khô tủ và sắp xếp thực phẩm lại.
- Đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức thích hợp, thông thường từ 0°C đến 4°C để hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Bảo quản thực phẩm ở ngăn phù hợp, sử dụng hộp đựng kín để ngăn chặn vi khuẩn lây lan giữa các loại thực phẩm.
6. Bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng thường được mọi người để trong nhà tắm - nơi này thường xuyên ẩm ướt nên có rất nhiều loại vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, nếu nhà tắm của bạn có bồn cầu, khi xả nước mà không đậy nắp thì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bắn lên bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.
Vì bàn chải đánh răng được đưa trực tiếp vào miệng chúng ta nên cần đảm bảo bàn chải sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn:
- Rửa sạch bàn chải sau khi đánh răng bằng nước ấm, đảm bảo loại bỏ tất cả các hạt thức ăn và kem đánh răng còn sót lại.
- Để bàn chải ở nơi khô ráo, thoáng đãng để nước có thể bay hơi nhanh chóng,
- Không đặt bàn chải đánh răng lên bề mặt nơi có thể bị nhiễm khuẩn hoặc chạm vào bàn chải khác.
- Thường xuyên thay bàn chải mới, ít nhất là cứ sau 3-4 tháng hoặc sau khi bạn bị bệnh.
7. Khăn tắmMột nghiên cứu được thực hiện bởi Fierer et al. (2010) phát hiện ra rằng khăn tắm có chứa nhiều loại vi khuẩn, bao gồm các loài thuộc chi Staphylococcus, Enterococcus và Escherichia. Những vi khuẩn này thường được tìm thấy trên da của chúng ta và trong môi trường.
Vì khăn tắm cũng thường xuyên ẩm ướt nên tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt khi nhiều người có thói quen không giặt khăn thường xuyên.
Bằng một số cách như phơi khăn tắm ở nơi khô ráo sau khi sử dụng, giặt khăn tắm sau 3-5 lần sử dụng, bạn có thể hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trên chiếc khăn của bạn. Tránh dùng chung khăn tắm vì chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn và lây bệnh.
8. Giỏ đựng rác
Thùng đựng rác có chứa nhiều loại vi khuẩn là điều mà ai cũng biết. Có vô số các loại rác được vứt vào thùng, từ thực phẩm cho đến các đồ vật, thiết bị không sử dụng nên có sự tích tụ của vô số loại vi khuẩn như như Salmonella, Listeria, E. Coli.
Một số lưu ý khi sử dụng thùng rác để tránh vi khuẩn phát triển mạnh ở khu vực này và gây bệnh:
- Đảm bảo đậy kín thùng rác sau khi sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn phát tán ra môi trường xung quanh.
- Phân loại rác thải đúng cách, riêng rác hữu cơ với rác vô cơ để tránh vi khuẩn phát triển do rác ẩm ướt.
- Thường xuyên vệ sinh thùng rác bằng cách rửa sạch với nước và chất tẩy rửa hoặc dung dịch khử trùng. Sau khi rửa sạch, phơi thùng rác ngoài nắng để khô ráo hoặc sử dụng khăn sạch lau khô để vi khuẩn không có điều kiện phát triển.
- Đổ rác định kỳ và không để rác quá lâu trong thùng vì điều này tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Rắc lớp bột baking soda hoặc bột cà phê dưới đáy túi rác để hấp thụ mùi hôi và hạn chế vi khuẩn phát triển.
9. Điều khiển tiviĐiều khiển tivi là thiết bị được nhiều người sử dụng, rơi xuống sàn, nhét vào các cạnh bàn ghế,... những điều này đều truyền vi khuẩn, virus sang điều khiển. Bề mặt của điều khiển từ xa là một trong những bề mặt chứa nhiều vi khuẩn nhất. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một nửa số điều khiển từ xa được thử nghiệm đều dương tính với vi-rút cảm lạnh.
Bạn nên lau điều khiển tivi bằng thuốc tẩy hoặc khăn lau cồn, tránh để điều khiển ở những nơi ẩm ướt hoặc bụi bẩn, sử dụng vỏ bọc bảo vệ cho điều khiển tivi - có thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng, tránh ăn uống xung quanh khu vực sử dụng điều khiển tivi và không chia sẻ điều khiển với người khác khi bạn hoặc họ đang bị ốm để tránh lây lan vi khuẩn.
10. Máy giặt
Máy giặt của bạn là một môi trường ẩm ướt, các loại vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Các mầm bệnh có trong máy giặt như các loại virus như norovirus và adenovirus hoặc vi khuẩn salmonella.
Những loại vi trùng này có thể gây bệnh cho bạn, đặc biệt là trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc người già.
Để bảo vệ sức khoẻ của cả gia đình, bạn nên vệ sinh máy giặt thường xuyên theo cách dưới đây:
- Lau sạch bên trong máy và các vòng đệm xung quanh cửa bằng chất tẩy rửa đa năng, sau đó làm sạch bộ lọc và xả nước. Điều quan trọng là phải loại bỏ chất bẩn này, vì các mảnh vụn có thể tích tụ và tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển.
- Chạy một mẻ giặt trống với nước nóng và thuốc tẩy hoặc chất thay thế thuốc tẩy. Nhiệt độ phải vượt quá 40 đến 60 độ C mới có thể vô hiệu hóa các virus và vi khuẩn đường ruột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười