Đời sống

17 loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt cho tuần hoàn máu não

Khi tuần hoàn máu kém, người bệnh thường có các triệu chứng như đau, chuột rút các cơ, kém tiêu hóa, lạnh bàn tay, bàn chân…Vì vậy, cần bổ sung, bồi dưỡng những thực phẩm tốt cho tuần hoàn máu não để cơ thể luôn được minh mẫn, mạnh khỏe.

Giai đoạn vàng phát triển não bộ ở trẻ: Cần bổ sung dinh dưỡng ra sao? / Những thói quen xấu có thể gây ra nhồi máu não bạn cần phải lưu ý

Não là cơ quan quan trọng nhất của hệ thần kinh, đóng vai trò trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình lưu thông máu tới não sẽ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào não hoạt động. Trọng lượng não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lượng oxy cần 20-25% tổng lượng oxy cơ thể cần. Các tế bào bào chịu đựng tình trạng thiếu oxy rất kém. Nếu thiếu oxy sau 5 phút, các tế bào não sẽ bị tổn thương mà không hồi phục, không có khả năng sản sinh tế bào mới.

Khi quá trình lưu thông máu bị gián đoạn (thiểu năng tuần hoàn não) làm giảm lưu lượng máu lên não, hậu quả là oxy và các chất dinh dưỡng không đến được mô não, làm các tế bào bị tổn thương. Khi tuần hoàn máu kém, người bệnh thường có các triệu chứng như đau, chuột rút các cơ, kém tiêu hóa, bàn tay và bàn chân lạnh.Theo chuyên gia chia sẻ, chế độ dinh dưỡng tốt cho quá trình lưu thông máu cần đầy đủ năng lượng, đủ vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng axit béo bão hòa và tổng lượng chất béo.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho quá trình lưu thông máu cần đầy đủ năng lượng, đủ vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng axit béo bão hòa và tổng lượng chất béo. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lọai thực phẩm tốt cho quá trình tuần hoàn máu não cần bổ sung cho cơ thể:

Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu... giàu axit béo omega-3 có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu trong máu - một trong những quá trình có thể hình thành cục máu đông, làm ách tắc lưu thông máu. Các axit béo omega-3 có tác dụng thúc đẩy giải phóng oxit nitric, làm giãn mạch, hạ áp.

Cam quýt: Trái cây có múi họ cam quýt như cam, bưởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm cả flavonoid giảm viêm, giảm huyết áp, giảm xơ cứng động mạch giúp cải thiện lưu lượng máu và sản xuất oxit nitric.

Trái lựu: Lựu là loại trái mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol và nitrat. Những chất này có tác dụng làm giãn mạch, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đến các mô.

Hạt óc chó: Óc chó có chứa nhiều chất có lợi như l- arginine, ALA và DHA, vitamin E. Tất cả đều có tác dụng giảm viêm, kích thích sản xuất oxit nitric góp phần cải thiện lưu lượng máu, nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Rau lá đậm: Các loại rau lá đậm chứa nhiều nitrat và vitamin C hỗ trợ độ bền thành mạch, giãn mạch và tăng lưu thông máu.

Cà chua: Cà chua có tác dụng giảm hoạt động của men chuyển angiotensin (ACE) giúp kiểm soát huyết áp, giãn mạch, cải thiện lưu lượng máu.

Củ cải đường: Trong củ cải đường có nhiều nitrat. Cơ thể chuyển đổi nitrat thành oxit nitric giúp làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến các mô.

Quế: Quế là một loại gia vị có tính ấm, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả sức khỏe tim mạch, tăng lưu lượng máu, giãn mạch giúp giảm huyết áp.

Hành tây: Hành tây cung cấp nguồn chất chống oxy hóa flavonoid, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ lưu thông mạch máu tuần hoàn não thông qua việc giúp các động mạch và tĩnh mạch mở rộng. Hành tây cũng có đặc tính chống viêm, có thể tăng cường lưu lượng máu bằng cách giảm viêm.

Hành tây cung cấp nguồn chất chống oxy hóa flavonoid, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ lưu thông mạch máu tuần hoàn não. Ảnh minh họa

Tỏi: Các nghiên cứu cho thấy, các chất trong tỏi, nhất là hợp chất lưu huỳnh gồm allicin có thể làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến mô tốt hơn, giảm huyết áp.

Nghệ: Hợp chất được tìm thấy trong nghệ là curcumin có thể tăng sản xuất oxit nitric, giảm oxy hóa, chống viêm.

Gừng: Gừng là một loại gia vị trong nấu ăn từ rất lâu đời. Gừng cũng có thể giảm tình trạng huyết áp cao, cải thiện tuần hoàn.

Ớt cayenne: Đây là một loại ớt cay, hình dáng thon dài, thường ở dưới dạng bột ớt khô. Ớt cayenne có một loại hóa chất thực vật là capsaicin, có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu tới các mô bằng cách hạ huyết áp và kích thích giải phóng oxit nitric. Các chất giãn mạch góp phần mở rộng mạch máu, làm tăng lưu thông máu, cải thiện sức khỏe của thành mạch và giảm tích tụ mảng bám lên thành mạch.

Ớt cayenne có một loại hóa chất thực vật là capsaicin, có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu tới các mô bằng cách hạ huyết áp và kích thích giải phóng oxit nitric. Ảnh minh họa

Táo gai (sơn trà): Táo gai rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như carbohydrate, chất xơ hòa tan trong chất béo, carotene, kali, natri, đồng, retinol và các chất dinh dưỡng khác.Trong số đó, carotene và retinol có thể làm giảm mức cholesterol trong huyết thanh, lipoprotein mật độ thấp và chất béo trung tính.Nếu bạn có thể duy trì việc ăn táo gai hằng ngày, nó có thể làm mềm các mạch máu, ngăn chặn lượng máu cung cấp cho não không đủ ở một mức độ nhất định.

Măng tây: Măng tây là một loại thực phẩm tương đối phổ biến, có vị giòn và được nhiều người ưa thích. Ăn măng tây thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.Măng tây có rutin và asparagin là những hoạt chất có thể nâng cao độ dẻo dai của mạch máu và tăng lưu lượng máu của động mạch não, thúc lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ.Vì vậy, ăn măng tây thường xuyên có lợi cho việc duy trì mạch máu, thanh lọc mạch máu và ngăn ngừa đông máu.

Nấm: Nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là chất chống oxy hóa vitamin E, chất xơ hòa tan trong chất béo và chứa nhiều cellulose.Ăn nấm sẽ giúp các lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol tỷ trọng thấp, triglyceride,… tích lũy trong cơ thể được đào thải ra ngoài, mạch máu sẽ trở nên trong suốt, quá trình tuần hoàn máu diễn ra bình thường và việc cung cấp máu lên não sẽ tốt hơn.

Chuối: Tác dụng của chuối đối với mạch máu chủ yếu là do nó rất giàu kali, có thể làm mềm mạch máu, hạ huyết áp, ức chế xơ cứng động mạch, giúp tim mạch khỏe mạnh. Do đó, nếu lượng máu cung cấp cho não không đủ, bạn có thể ăn một quả chuối mỗi ngày. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý ăn chuối chín hoàn toàn, không nên ăn chuối chín nửa chừng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm