2 kiểu ăn đang rước bệnh tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận vào người
Móng tay xuất hiện dấu hiệu này báo hiệu sức khỏe đang gặp trở ngại, bạn nên đi kiểm tra sớm / 5 tạng người không nên ăn xôi buổi sáng vì cực hại sức khỏe, rước thêm bệnh vào thân
Uống trà đặc
Theo Health.sina, trong lá trà có chứa lượng lớn axit tannic, uống trà đặc sau khi ăn sẽ khiến khối protein vừa ăn vào chưa được tiêu hóa kết hợp với axit tannic, hình thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein.
Không nên uống trà đặc sau khi ăn. Các chất có trong lá trà còn cản trở việc hấp thu sắt, thói quen xấu uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt; ngoài ra, ăn cơm xong uống trà ngay, một lượng lớn nước vào trong dạ dày, sẽ làm loãng dịch vị, từ đó ảnh hưởng công tác tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Ăn trái cây sau bữa ăn
Không ít người có thói quen ăn trái cây sau khi ăn cơm bởi cho rằng như vậy giúp sạch miệng, bớt cảm giác ngấy. Kỳ thực đây là một thói quen sinh hoạt sai lầm vì ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Sau khi thức ăn vào dạ dày, cần 1-2 tiếng mới có thể dần bài trừ, nếu vừa ăn cơm xong đã ăn trái cây ngay sẽ gây đầy bụng bởi số thức ăn trong bữa cơm trước đó chưa tiêu hóa kịp.
Ăn quá mặn và quá cay
Một số người có thói quen chấm chút muối ớt hoặc đường với các món ăn như trái cây, bánh mì để ăn ngon miệng hơn, bác sĩ cho rằng có thể xem đây là một cách bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn, với điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nên cần thận trọng ở những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận…
Ngay cả người bình thường cũng chỉ nên ăn muối với lượng vừa phải. Theo khuyến cáo của WHO, lượng muối hàng ngày đối với người lớn là 5 g (một muỗng cà phê gạt), trong đó 2 g từ thực phẩm tự nhiên, 3 g từ gia vị (muối, bột ngọt, bột nêm, nước mắm). Ngoài ra những trường hợp đặc biệt cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, chẳng hạn người có bệnh lý và dùng thuốc gây hạ natri máu hoặc giữ nước, chế độ ăn đặc biệt như suy tim, tăng huyết áp, suy thận...
Mức độ chấp nhận cay tuỳ thuộc vào mỗi người, do đó các biểu hiện triệu chứng khi ăn cay với các cấp độ cũng phụ thuộc vào từng người. Chính vì vậy, người dùng nên dừng ăn khi cảm giác đau do cay quá nhiều, đó là tín hiệu cơ thể không chấp nhận được mức độ cay đó. Người bị viêm loét dạ dày, bệnh trĩ, viêm đại tràng kích thích hoặc đang dùng thuốc kháng đông là những đối tượng nên hạn chế ăn cay. Trẻ em có kích thước khối cơ thể nhỏ hơn người lớn, các thụ thể vị giác cũng nhạy hơn, vì vậy mức độ ăn cay nên thấp hơn người lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được