Đời sống

2 loại rau bán rẻ bèo ở chợ lại là vị thuốc quý giúp điều hòa kinh nguyệt

Để nuôi dưỡng tử cung và cải thiện kinh nguyệt, các lương y thường khuyên chị em phụ nữ nên sử dụng nhiều 2 loại rau "đại bổ" dưới đây.

Cách chọn và chế biến nội tạng lợn ngon / Cách khử mùi hôi trong nhà không tốn tiền

2 loại rau giúp điều hòa kinh nguyệt, đại bổ cho tử cung

Rau ngải cứu

Dù là một loại rau dân dã nhưng ngải cứu có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe phụ nữ, không thua kém bất kỳ loại thuốc bổ nào. Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Ngoài làm rau ăn, ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), chị em có thể sử dụng rau ngải cứu để điều hoà kinh nguyệt như sau: Trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường.

Ảnh minh họa.

Những món ăn chế biến từ rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh

Chữa kinh nguyệt không đều: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

Chữa đau đầu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

Dành cho người bị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

 

Lưu ý: Không chỉ những người có bệnh trên mới phải kiêng ngải cứu mà người bình thường cũng nên dùng ngải cứu đúng cách. Chỉ nên ăn vừa phải, không ăn nhiều cùng lúc hay liên tục trong một thời gian.

Rau diếp cá

Rau diếp cá dù có mùi tanh khó chịu nhưng lại được các chuyên gia trong Đông y sử dụng điều trị bệnh vặt rất hiệu quả.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm…

Từ rau diếp cá, bạn có thể sử dụng để trị đau mắt đỏ, chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt, đái buốt, trị dị ứng, mẩn ngứa, đơn sưng, mề đay, viêm âm đạo... và đặc biệt là điều hoà kinh nguyệt.

 

Cách dùng diếp cá điều hoà kinh nguyệt: Diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm