2 loại vi khuẩn trú ngụ trên đũa ăn sinh ra chất kịch độc: Thấy đũa có dấu hiệu này cần phải bỏ ngay
Đặt trứng ở cánh cửa tủ lạnh là sai lầm kinh điển khiến cho trứng nhanh hỏng, mất sạch chất dinh dưỡng / Những bài thuốc chữa bệnh cực hiệu nghiệm từ đậu xanh
2 loại vi khuẩn trú ngụ trên đũa ăn
Nấm mốc Aspergillus flavus
Loại nấm mốc này thường xuất hiện trên những chiếc đũa gỗ lâu ngày hoặc được bảo quản trong môi trường ẩm ướt. Nấm mốc Aspergillus flavus sản sinh ra độc tố aflatoxin. Đây là chất cực độc, được WHO xếp vào danh sách các chất gây ung thư mạnh. Với liều lượng khoảng 10mg, aflatoxin có thể gây chết người.
Đáng nói, aflatoxin được sinh ra dưới dạng chất hóa học và không bị mất đi khi rửa sạch hoặc đun sôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt độ sôi cực cao (1500 độ C - hơn 2000 độ C) mới có thể loại bỏ được aflatoxin.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP là một tình trạng phổ biến trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có khoảng một nữa dân số bị nhiễm khuẩn HP. Theo bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), khoảng 60-70% dân số Việt Nam bị nhiễm loại vi khuẩn này.
HP dễ lây lan, chủ yếu truyền qua nước bọt và các giọt bắn. Do đó, vi khuẩn có thể lây khi dùng chung bát đũa, hôn...
Tuy nhiên, không phải lúc nào nhiễm vi khuẩn HP cũng gây ung thư.
Dấu hiệu đũa ăn bị hỏng, cần phải vứt đi
Đa số các gia đình có thói quen sử dụng đũa trong vòng nhiều năm và rất ít khi thay mới. Đũa dùng càng lâu lượng vi khuẩn càng cao.
Hãy quan sát đôi đũa của nhà bạn, nếu thấy chúng xuất hiện vết mốc, biến màu, biến dạng thì nên ngừng sử dụng và thay đũa mới ngay.
Thông thường chúng ta nên thay đũa từ 3-6 tháng/lần kể cả khi chúng không có dấu hiệu cũ hỏng.
Sai lầm cần tránh khi rửa đũa
Chà xát mạnh khi rửa đũa
Khi rửa đũa, nhiều người có thói quen chà xát cả bó đũa vào nhau. Tuy nhiên việc này sẽ làm bong lớp bảo vệ bên ngoài và khiến đũa xuất hiện những vết xước, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Không làm khô đũa sau khi rửa
Sau khi rửa, bạn nên làm khô đũa trước khi cho vào ống đũa. Môi trường ẩm ướt là điều kiện để nấm mốc phát triển. Do đó, trước khi cho đũa vào ống, bạn hãy lau hoặc phơi chúng thật khô.
Ngâm đũa trong chất tẩy rửa
Rất nhiều người có thói quen ngâm bát đũa trong bồn rửa bát với nước tẩy rửa. Tuy nhiên, các hoát chất tẩy rửa có khả năng xâm nhập vào đãu, đặc biệt là đũa gỗ. Việc rửa lại bằng nước sạch không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn chất độc này. Sử dụng đũa bị ngấm hóa chất có thể làm giảm các ion canxi trong máu, axit hóa máu khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng giải độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn