Đời sống

3 cách giúp bạn vượt qua cơn say tàu xe để thoải mái về quê đón Tết

Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn không phải khổ sở vì cơn say xe nữa.

4 thực phẩm cần tránh xa nếu không muốn tăng cân / 7 điều cần lưu ý khi tẩy tế bào chết

Say tàu xe thật đáng sợ, làm thế nào để vượt qua nó?

Say tàu xe dù không phải là "bệnh" gì ghê gớm, nhưng nếu một khi bị mắc chứng này thì bạn sẽ vô cùng khổ sở. Hạn chế đi lại, không thoải mái khi đi xa, thậm chí khiến bạn không dám đến gần nơi có ống khói xe.

Nhiều người sẽ bị cảm giác buồn nôn, rồi "nôn thốc nôn tháo’’ như cào gan ruột, thậm chí nôn ra dịch xanh dịch vàng, xỉu thiếp đi không kiểm soát được bản thân. Từ đó có cảm giác sợ không dám đi xe nữa.

Những rắc rối đó có thể giải quyết nếu như bạn biết tận dụng những bí quyết nhỏ sau đây để mỗi lần có việc phải đi xe thì không còn quá lo lắng hay áp lực nữa.

Ảnh minh họa.

Vì sao có hiện tượng say tàu xe?

Tất cả các kiểu say khi di chuyển trên các phương tiện giao thông đều có nguyên nhân giống nhau. Đó là khi đôi mắt và các cơ quan khác trên cơ thể chuyển đến cho não một tín hiệu bị mâu thuẫn. Khi bạn ngồi trên xe, mắt sẽ chuyển về não nói rằng cơ thể đang ngồi yên, không di chuyển. Nhưng hệ thống tiền đình ở trong tai, nơi phụ trách cảm giác cân bằng của cơ thể lại báo về não rằng cơ thể đang di chuyển.

Khi những thứ bạn nhìn thấy và bạn cảm thấy bị mâu thuẫn nhau, não sẽ xuất hiện hiện tượng bị nhầm lẫn, một dấu hiểu gửi đến não giống như cơ thể có cảm giác bị trúng độc, từ đó não sản xuất ra một phản ứng chống lại trạng thái ngộ độc, gây ra hiện tượng nôn ói.

Chống say xe bằng gừng tươi

 

Theo đông y, gừng có vị cay, tính âm, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Gừng sống còn có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế nếu ai đi ô tô hay bị say xe thì nên sử dụng gừng để chống say xe vừa dễ lại vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

Cách chống say xe bằng gừng tươi như sau: Trước khi khởi hành khoảng 30 phút, dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi hòa với một cốc nước ấm để uống.

Đồng thời, trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng.

Nếu những ai không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng ngậm vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.

 

Hoặc cũng có thể cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.

Ngoài ra, có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

Chống say xe bằng vỏ quýt

Cách chống say xe bằng vỏ quýt được khá nhiều người áp dụng bởi nó khá đơn giản. Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, sau đó dùng vỏ quýt đặt vào giữa hai lỗ mũi để mùi quýt át hết tất cả các mùi trên xe. Khi vỏ quýt hết mùi thì tiếp tục lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.

Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

 

Chống say xe bằng lá trầu

Ngoài chống say xe bằng gừng tươi, vỏ quýt thì chống say xe bằng lá trầu cũng được rất nhiều người áp dụng.

Theo đông y, lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, vì vậy trước khi khởi hành bạn ngắt 1 ít lá trầu cho vào túi, khi ở trên xe lấy 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Hoặc cũng có làm theo cách, trước khi lên xe khoảng 15 phút, bạn có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm