3 điều 'cực độc' khi ăn bí đỏ, số 1 rất nhiều người Việt vẫn làm mà không hề biết
Ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Trước thông tin trên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội chia sẻ, bí đỏ là thực phẩm vẫn có thể ăn được thường xuyên. Bạn chỉ không nên ăn hạt bí đỏ nhiều bởi hạt bí đỏ có khả năng tẩy giun.
Ăn bí đỏ đã già và để lâu dễ lên men
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Khi ăn bí đỏ (bí ngô) cần lưu ý gì?
Bí đỏ rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người, nhưng vẫn có rất nhiều lưu ý khi ăn bí đỏ mà chúng ta cần phải biết để tránh làm mất nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm này. Dưới đây là một số điều cần quan tâm khi ăn bí đỏ:
– Không nên bảo quản bí đỏ trong ngăn đá tủ lạnh sẽ rất dễ làm bí đỏ chuyển thành màu nâu vàng, không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng.
– Trong bí đỏ chứa nhiều tiền chất vitamin A, nếu chúng ta ăn quá thường xuyên sẽ làm tích trữ nhiều vitamin ở gan và dưới da, đó cũng là một trong số những nguyên nhân gây hiện tượng vàng da (ăn nhiều cà rốt cũng dễ bị vàng da).
– Chỉ mua đủ số lượng bí đỏ sử dụng trong ngày, tránh mua quá nhiều bí đỏ. Nguyên nhân là nếu chúng ta không sử dụng hết, phần bí đỏ còn lại khi bảo quản trong một thời gian dài có thể làm hao hụt dinh dưỡng, bên trong bí đỏ sẽ xuất hiện quá trình hô hấp kỵ khí, lên men và có khả năng gây ngộ độc. Bí đỏ được bày bán nhiều vào mọi thời điểm trong năm với giá thành phải chăng nên chúng ta không cần thiết phải mua về nhà dự trữ.
– Những người có dạ dày yếu, nhạy cảm, hệ tiêu hóa kém thì không nên sử dụng món ăn này.
– Không nên dùng bí đỏ để xào trong các món quá nhiều dầu mỡ vì sẽ làm hao hụt giá trị dinh dưỡng trong bí đỏ.
– Không dùng gia vị đường để nêm nếm vào các món ăn có nguyên liệu bí đỏ, nhất là đối với người bị tiểu đường. Đó là những lưu ý khi ăn bí đỏ hết sức cần thiết mà chúng ta cần phải quan tâm khi sử dụng hàng ngày.
– Sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, rửa sạch thì chúng ta cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng. Khi nấu chín, các bạn nên ăn ngay khi còn ấm để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhất.
– Đối với trẻ em, chúng ta không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên vì dễ làm dư thừa caroten. Còn với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các bạn cũng không nên cho trẻ ăn bí đỏ vì có thể làm trẻ bị hóc với hạt bí đỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại
Tử vi tuổi Mão tháng 11/2024: Khiêm tốn và tỉnh táo là chìa khóa thành công
Con dâu bị hàng xóm xỉa xói chuyện sinh thêm con trai, mẹ chồng tung cú đáp trả khiến bà phải cúi mặt ngượng ngùng