Đời sống

3 "không" khi ăn cá ai cũng cần biết ngay hôm nay để tránh mang vạ vào thân, nguy hiểm tính mạng

Ăn cá cũng có nguyên tắc, không phải tất cả những gì thuộc về cá thì đều có thể ăn được, cũng không phải tất cả các bộ phận trên con cá đều an toàn. Hãy chú ý đến 3 "không" này khi ăn cá.

Dấu hiệu thực phẩm nhiễm botulinum - chất cực độc có trong loại pate đang khiến nhiều người nhập viện nguy kịch / 9 thực phẩm phụ nữ nên tránh xa vì sẽ khiến bạn già nhanh khủng khiếp, sức khỏe suy yếu

Không ăn mật cá

Khi ngộ độc mật cá bệnh phát triển nhanh, mức độ nguy hiểm cao. Biểu hiện của ngộ độc nhẹ thì buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy… Nặng hơn thì xuất hiện triệu chứng gan to, vàng da, đau vùng gan, đau vùng thận…

Nếu cấp cứu không kịp chức năng gan thận suy kiệt dẫn đến mất mạng. Vì vậy, không nên tùy tiện ăn mật cá, nếu phải dùng làm thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sỹ.

Empty
Ảnh minh họa.

Mật cá thường được dùng là: cá trắm cỏ, cá ét mọi, cá mè hôi và cá hố. Tuy nhiên, sau khi nuốt mật cá từ vài phút đến vài giờ, đa số phải vào bệnh viện cấp cứu.

Nặng nhất là suy thận cấp ở đa số bệnh nhân, đều vô niệu (không có nước tiểu) hay thiểu niệu (nước tiểu ít hơn 50 ml/24 giờ), phải chạy thận nhân tạo cấp cứu, có một bệnh nhân tử vong.

Còn lại, chức năng thận phục hồi sau vài ngày đến vài tuần trên tất cả các bệnh nhân.

Kết quả sinh thiết cho thấy có hoại tử ống thận cấp, cầu thận và mạch máu bình thường. Một số khác bị phù ngoại biên, phù phổi hoặc phù toàn thân.

Mật cả hai loại cá trắm đen và trắng đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm, có thể gây chết người.

 

Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.

Không ăn não cá

Cá càng to, hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể cá càng cao, đặc biệt là não cá và da cá là hai bộ phận có hàm lượng thủy ngân cao rõ rệt.

Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.

Do đó, lưu ý các quý bà nội trợ khi mua cá tốt nhất chọn những con có đầu nhỏ, khi ăn cá tốt nhất cũng không nên ăn đầu cá và da cá.

 

Không ăn cá sống

Không ít người rất thích thú với món gỏi cá, họ cho rằng gỏi cá sống tươi ngon. Nhưng thực tế thì món gỏi cá sống rất dễ nhiễm bệnh sán lá gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Empty
Ảnh minh họa.

Bệnh sán lá gan là loại bệnh về kí sinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Phần lớn người bệnh nhiễm bệnh sau khi ăn thủy sản có chứa ấu trùng sán lá gan, đặc biệt là ăn đồ sống hoặc một số cá, tôm, ốc…nước ngọt có tỷ lệ bị nhiễm sán lá gan cao.

Nhiều người cho rằng khi ăn gỏi cá nhúng qua chanh, dấm và mù tạt…là có thể diệt được kí sinh trùng và vi khuẩn trong đó. Nhưng thực ra, các gia vị như xì dầu, dấm, mù tạt, rượu…đều không dễ tiêu diệt chúng.

Ngay cả khi thả miếng cá sống vào nước nóng, nếu thời gian nấu không đủ cũng rất khó để diệt được ấu trùng sán lá gan. Vì thế tốt nhất càng ít ăn gỏi cá sống càng tốt.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm