3 loại gia vị quen nhẵn mặt nhưng biết dùng sẽ thành "báu vật" chống ung thư
Về nhà bạn gái ra mắt, tôi giật mình khi nghe được cuộc đối thoại của cô ấy với bố mẹ về lý do chấp nhận làm đám cưới / Người phụ nữ để lại con cho chồng cũ sau ly hôn nghĩ gì? Có phải do họ có trái tim sắt đá?
Chúng ta đều biết rằng, chế độ ăn uống có vai trò quyết định rất lớn tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. Tương tự như vậy, thực phẩm cũng là “con dao hai lưỡi” với căn bệnh ung thư. Có những thực phẩm ăn nhiều làm suy giảm miễn dịch, gia tăng khả năng mắc ung thư nhưng ngược lại cũng có không ít thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng trong phòng chống cũng như hỗ trợ điều trị nhóm bệnh nguy hiểm này.
Trong đó, có 3 loại rau củ thường được dùng làm gia vị, rất quen thuộc trong mọi căn bếp Việt nhưng lại là “báu vật” chống ung thư:
1. Hành láHành lá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa vitamin K, A, C và folate. Những dưỡng chất này giữ cho trái tim khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm viêm, giảm cholesterol xấu và phòng tránh ung thư. Xét về đặc tính chống ung thư của hành lá, rau gia vị này được cho là có khả năng mạnh nhất với bệnh ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.
Hành lá hay hành củ đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hành lá chống lại bệnh ung thư theo nhiều cách. Đầu tiên, nó hỗ trợ ngăn chặn tế bào gây ung thư nhờ hợp chất Allicin - một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Thứ hai, hành lá ức chế sự phát triển của khối u. Đó là nhờ Bioflavonoid, allyl sulfide cùng một số hợp chất khác có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u.
Thứ ba, hành lá giảm viêm - một trong những nhân tố hình thành và tiến triển khối u ác tính nhờ quercetin, flavonoid và một số loại vitamin khác. Cuối cùng, hành lá chứa nhiều chất tốt cho hệ miễn dịch, tiêu biểu như vitamin C. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh mạn tính và ung thư cũng giảm đi.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Liu Yili (Đài Loan, Trung Quốc), cách ăn hành lá tốt nhất để chống ung thư là nên hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao để không giảm chất chống oxy hóa, Allicin. Tuy nhiên, ăn hành lá sống không dễ dàng với nhiều người, lại gây mùi khó chịu. Nên thay vào đó, hãy chần qua hành với nước nóng, hoặc chế biến cùng các món ăn, nhưng lưu ý nên bỏ hành vào khi gần nấu xong hoặc đã nấu xong để nó không chín quá ký. Cũng nên hạn chế lượng dầu mỡ để tận dụng tối đa chất chống ung thư khi chế biến hành lá.
2. GừngTừ xa xưa, gừng đã là thực phẩm tốt cho sức khỏe, vị thuốc tốt trong y học cổ truyền. Y học hiện đại cũng công nhận nhiều lợi ích sức khỏe đáng quý từ củ gừng, bao gồm cả khả năng chống lại bệnh ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng và các hoạt chất của nó có khả năng chống lại một số tế bào ung thư, bao gồm: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, ung thư máu, gan, phổi, vòm họng, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ung thư mắt.
Tiến sĩ Liu Yili giải thích, lý do loại củ gia vị quen thuộc này trở thành “bảo vật” chống ung thư là bởi nó chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa. Có hơn 100 hợp chất hoạt động được tìm thấy trong gừng. Nổi bật trong khả năng chống bệnh tật, ung thư không thể không kể đến: gingerols, shogaols, zingerones, zerumbones, oleoresin hăng, terpenoid và flavonoid.
Những đặc tính chống ung thư của gừng được cho là do khả năng kích hoạt các cơ chế kích hoạt gen prooptosis trong tế bào ung thư. Gừng giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau bằng cách làm cho các tế bào ung thư trải qua quá trình apoptosis, hoặc chết tế bào - theo Natural News.
Gừng là gia vị quen thuộc trong các món ăn nhưng cũng là vị thuốc tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, có những hợp chất trong gừng có thể điều hòa các chất ức chế ung thư đồng thời làm giảm các gen và protein liên quan đến ung thư. Hợp chất chống ung thư chủ yếu trong gừng là gingerol. Chất này không bền với nhiệt nên khi ở nhiệt độ cao, được chuyển hóa thành shogaol. Cả gingerol và shogaol đều có khả năng kháng khuẩn, chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống dị ứng.
Cũng vì vậy, cách ăn gừng tốt nhất để phòng chống ung thư là nấu chín chúng, nhưng không nấu quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao. Nên ưu tiên chọn gừng sạch có nguồn gốc đảm bảo để ăn cả phần vỏ bên ngoài của gừng, chọn gừng già và nhai nhiều lần khi ăn để tăng hiệu quả.
3. TỏiNhắc đến gia vị chống ung thư thì chúng ta không thể nào bỏ qua tỏi. Ngoài giảm nguy cơ mắc ung thư, loại củ gia vị này còn được chứng minh là có thể hỗ trợ điều trị, ức chế tế bào ung thư phát triển, giảm cảm giác khó chịu khi điều trị bệnh ung thư. Nhất là đối với ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Theo Tiến sĩ Liu Yili, cách ăn tỏi tận dụng được tối đa tác dụng chống ung thư là ăn tỏi sống trong vòng 15 phút sau khi được đập dập, băm/xay nhuyễn. Đương nhiên, bạn cũng có thể nấu chín tỏi nếu không thể ăn tỏi sống. Các phương pháp như nướng tỏi, thêm vào khi chế biến món ăn đều có hiệu quả dù không cao bằng phương pháp vừa kể trên. Ngoài ra, nên hạn chế dầu mỡ khi chế biến tỏi và kết hợp tỏi với dầu oliu được xem là cách giúp tỏi chống bệnh ung thư hiệu quả hơn.
Cách ăn tỏi tốt nhất để chống ung thư là ăn sống sau khi đập dập rồi băm nhỏ (Ảnh minh họa)
Còn về nguyên nhân tỏi có thể giúp chống lại các bệnh ung thư thì có rất nhiều yếu tố. Đầu tiên, tỏi có chứa các kháng sinh tự nhiên ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và đặc tính chống viêm, góp phần ngăn ngừa ung thư. Ngoài lưu huỳnh, phải kể tới 3 chất chống ung thư nổi bật trong tỏi như:
- Allicin: có tính kháng sinh và kháng nấm, có lợi quá trình điều trị ung thư. Ăn tỏi sống sẽ giữ được nhiều hợp chất allicin hơn vì khi nấu lên, quá trình phân hủy allicin diễn ra nhanh chóng và vô tình loại bỏ các lợi ích sức khỏe của allicin trong tỏi.
- Flavonoid: có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Các hợp chất này có thể giúp chống lại ung thư bằng cách ngăn ngừa tổn thương tế bào.
- Selenium và allyl sulfide: những chất này giữ cho DNA của tế bào không bị hư hại. DNA bị tổn thương là nguyên nhân gốc rễ của bệnh ung thư.
Thứ hai, tỏi ảnh hưởng đến các đường truyền tín hiệu trong sự phát triển của ung thư theo nhiều cách. Thứ ba, tỏi cũng chứa nhiều chất giúp tăng cường miễn dịch - yếu tố quan trọng để phòng và điều trị ung thư hiệu quả. Cuối cùng, tỏi ức chế "nitrosamine" nên giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người