3 nhóm người ăn cua ghẹ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
Sai lầm khi uống nước lọc khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe / Sau 9 giờ tối, có 6 việc phụ nữ không nên làm, tránh "phá hủy" sức khỏe, đẩy nhanh lão hóa
Cua, ghẹ là một những loại hải sản có nguy cơ dị ứng cao nhất. Do lượng protein có trong cua, ghẹ khá khác biệt so với các loại protein thông thường. Ở một số cơ thể người không có khả năng nhận diện các loại protein lạ như cua, ghẹ có thể gây ra phản ứng cơ thể dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng phù nề mặt và trong cuống họng. Tuy vậy cua, ghẹ vẫn là những loại thực phẩm được ưa chuộng nhiều nhất bởi độ thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Khi ăn hải sản nói chung, và ăn cua hoặc ghẹ nói riêng thì những người bị bệnh sau cần hết sức thận trọng.
Ảnh minh họa.
Người bị dị ứng
Ghẹ thuộc loài giáp xác, giáp xác chiếm 1,5% trường hợp dị ứng thức ăn ở người lớn, một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân gây dị ứng là do chất "troponin". Ngoài phát ban, bệnh suyễn nặng và khó thở cũng có thể xảy ra nếu người bị dị ứng ăn phải thịt cua ghẹ. Nếu ban đầu bạn bị dị ứng với động vật giáp xác như cua, tốt hơn là bạn nên ăn ít hoặc không ăn là tốt nhất.
Bệnh nhân tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh gút
Cua ghẹ chứa nhiều cholesterol và những người mắc bệnh tim mạch tốt nhất không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, ghẹ là thực phẩm chứa nhiều purin, nếu bạn là bệnh nhân gút mà muốn ăn thì vẫn phải ăn điều độ.
Người có dạ dày kém
Ghẹ là loại thực phẩm có tính lạnh, nếu người có dạ dày kém ăn nhiều có thể bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu thực sự muốn ăn, bạn có thể cho thêm gừng hoặc tía tô… và các nguyên liệu có tính ấm khác vào đun cùng để giảm ảnh hưởng của tính lạnh mà ghẹ mang lại.
Chế biến, bảo quản thế nào?
Chọn cua ghẹ ngon
Nên mua cua, ghẹ nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Cua, ghẹ ngon là còn sống, đủ chân càng, mình chắc. Bấm yếm thấy cứng thì là cua già, nhiều thịt.
Không nên ham rẻ mà mua cua, ghẹ chết, mùi hôi, tanh. Cũng không nên chọn con cua, ghẹ có yếm nhẵn, mềm là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).
Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 - 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).
Chế biến và sử dụng cua, ghẹ
- Luộc cua ghẹ từ 20 - 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.
- Một số người thích cho chút rượu trắng, hoặc dấm gạo vào cua ghẹ nhằm sát khuẩn trước khi ăn.
- Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn - cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.
- Cua chết nên chế biến ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập (bởi vỏ cua ghẹ chứa nhiều khuẩn, phân giải protein nhanh nên sinh nhiều độc tố).
- Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín, để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.
- Với lẩu cua, ghẹ, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh