3 nhóm người tuyệt đối không nên uống nước đậu đen kẻo 'rước' bệnh vào người
9 'siêu thực phẩm' giúp đánh bật ung thư, tiểu đường / 6 thực phẩm gây mất sữa, mẹ thèm mấy cũng không được động đũa
Những người có cơ thể hàn lạnh
Những người có các biểu hiện về sức khỏe như mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.Những đối tường này nếu ăn đậu đen sẽ làm trầm trọng thêm các dấu hiệu không tốt nêu trên, tệ hơn là có thể gây ra các loại bệnh khác.
Người đang trong quá trình dùng thuốc
Đậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa.Người đang trong quá trình sử dụng nhiều loại thuốc, khi ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Do đó, để biết bạn có thể ăn đậu đen không, hãy xin ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người già và trẻ em (những người có thể trạng yếu)
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao, thậm chí còn cao hơn lượng protein chứa trong thịt gà.Trong quá trình tiêu hóa các phân tử protein buộc phải chuyển hóa thành peptide dưới tác động của enzym và axit amin thì cơ thể chúng ta mới có thể hấp thụ được.Người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen, nếu dùng đậu đen có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Ngoài 3 đối tượng đã nêu phía trên, những người mắc bệnh thận nặng cũng không nên ăn đậu đen vì có thể làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra người dị ứng với loại thực phẩm này cũng nên tránh sử dụng.
Chú ý gì khi uống nước đậu đen?
Theo như các tài liệu, chưa thấy ghi nhận nào cho thấy ăn nhiều đậu đen sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn thường xuyên, bởi như thế sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dễ sinh bệnh.
Đỗ đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.
Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Theo như nghiên cứu, thì quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi, do đó việc ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ giúp hạt đậu mềm hơn mà còn làm cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm.
Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.
Nhiều người nuốt sống đỗ đen với hy vọng để chữa bệnh. Tuy nhiên đỗ đen khô rất cứng, nếu ăn sống dễ gây nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, gây đau dạ dày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được