Đời sống

3 phẩm chất lớn tạo nên một người mẹ vĩ đại, bạn có không?

Nếu một người phụ nữ có thể sở hữu 3 đức tính này thì đó chính là một người mẹ vĩ đại, có thể nuôi dạy lên một đứa con thành người.

Sinh nhật 12 tuổi, con nuôi van xin tôi cho về với bố mẹ đẻ / Vì muốn có nhà thành phố, tôi lấy người mình không yêu và phải trả giá đắt

Lương thiện

Người xưa từng nói: Phúc đức tại mẫu. Một người mẹ đoan chính, nhân hậu và thiện lương, hay làm việc thiện giúp người thì sẽ mang lại cho con cái, gia đình và con cháu vô tận phúc đức, giúp con cháu tránh khỏi các mầm tai họa. Vì vậy, cổ nhân có câu “Hảo nữ nhân hội vượng tam đại” (Một người phụ nữ tốt sẽ giúp ba đời hưng thịnh).

>> Xem thêm: Không phải tiền bạc, một gia đình có 'tầm nhìn' sẽ để lại 4 điều sau cho con cháu

Câu chuyện sau đây cho thấy sự lương thiện được phúc báo thế nào.

Tại một thị trấn nhỏ ở Trung Quốc, một người mẹ đơn thân sống với con gái ruột và cha mẹ. Cuộc sống nghèo túng nhưng cả ba thế hệ trong căn nhà nhỏ ấy rất yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Rồi một ngày họ nhận tin dữ, bé gái 5 tuổi bị ung thư máu, và bác sĩ cho biết, phương cách duy nhất để giữ mạng sống cho bé là ghép tủy.

Người mẹ đơn thân sẵn sàng hiến tủy cho con gái, nhưng thật không may, kết quả xét nghiệm cho thấy tủy của cô không thích ứng với con gái của mình, nhưng lại phù hợp với một cậu bé khác cũng mắc bệnh tương tự. Vì vậy các bác sĩ đã hỏi cô có thể hiến tủy cho cậu bé kia được không.

>> Xem thêm: Các cụ dạy: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, kết thân với 4 kiểu này, cuộc sống càng khởi sắc

Cha mẹ cô không đồng tình vì sợ nếu xảy ra rủi ro trong quá trình hiến tủy thì ai sẽ chăm sóc, dạy dỗ cháu bé khi ông bà đã xế chiều. Khi cô còn phân vân thì người mẹ của cậu bé đã đến cầu xin cô và không chút chần chừ cô đã quyết định hiến tủy. Tuy nhiên, để có thể hiến tủy, người mẹ đơn thân phải trải qua quá trình kích thích tế bào gốc vốn gây đau đớn và khó chịu, nhưng cô chấp nhận để cứu cậu bé.

Nhờ tấm lòng thiện lương và đức hy sinh cao cả ấy, cậu bé được cứu sống. Gia đình họ đã mang 5 vạn tệ (khoảng 20 triệu đồng) để cảm ơn cô. Nhưng người mẹ đơn thân đã từ chối và nói rằng gia đình hãy dùng số tiền ấy để chăm sóc cậu bé giai đoạn hậu phẫu.

>> Xem thêm: 3 biểu hiện dễ "đọc vị" người phúc đức đầy mình

Cảm kích vì nghĩa cử ấy, họ không biết làm gì để báo đáp ngoài việc kể cho truyền thông câu chuyện cảm động này. Tin lành đồn xa, nhiều người đã quyên tiền giúp gia đình cô trong cơn hoạn nạn. Nhưng ngày cứ dần trôi mà chưa ai có tủy phù hợp hiến tặng con gái cô, trong khi tiền quyên góp cũng dần cạn kiệt. Cô khóc thương con gái bé bỏng sắp phải từ bỏ cuộc sống.

Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra khi các bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của bé bất ngờ cải thiện. Bé bình phục dần dần mà không cần phải ghép tủy và cuối cùng đã vượt qua căn bệnh nan y để trở về vòng tay yêu thương của người mẹ. Câu chuyện trên thực sự đã xảy ra minh chứng rằng nhân quả luôn hiện hữu trên thế gian này. Những người mẹ lương thiện sẽ nhận được phúc báo và con cháu sẽ được hưởng phúc đức này.

>> Xem thêm: Tổ tiên dặn: “Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” thực chất là gì? Tam nam thì sao?

11
Ảnh minh họa.

Trí tuệ

Ngạn ngữ có câu: “Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ”, rất phù hợp với tích chuyện được lưu truyền từ thời Trung Quốc cổ đại: “Mạnh Mẫu tam thiên” (Mạnh Mẫu chuyển nhà ba lần). Câu chuyện nổi tiếng này nói về trí tuệ của một người mẹ dạy dỗ con theo khuôn phép lễ nghi khắt khe nhưng rất linh hoạt theo thực tế ngoài đời.

Chương Thị, mẹ của triết gia nổi tiếng Mạnh Tử đã một mình chèo chống nuôi dưỡng giáo dục người con trai mồ côi cha từ nhỏ. Để cho con mình có được một môi trường giáo dục tốt nhất, bà đã chuyển nhà tới ba lần.

Ngôi nhà đầu tiên hai mẹ con Mạnh Tử chuyển đến ở gần nghĩa địa. Bà để ý thấy con trai mình thường lén ra bãi tha ma để chơi và bà nhận thấy đây không phải là môi trường tốt. Vì vậy, bà đã dọn nhà ra gần chợ.

Thế nhưng ngay khi bà nghe thấy Mạnh Tử nhại giọng điệu tranh cãi mặc cả, gian lận thì bà lại quyết định chuyển nhà lần nữa. Vào thời Trung Quốc cổ xưa, các lái buôn và thương nhân bị coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

 

Mạnh Mẫu bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học và bà nhận thấy Mạnh Tử học theo những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ thì bấy giờ bà mới yên tâm: “Đây mới là chỗ ở của con ta”. Đó thực sự là cách dạy dỗ con cái thể hiện trí huệ của người mẹ.

8

Giữ gìn gia đình

Cổ nhân xưa thường nói: “Hiền thê lương mẫu” với hàm ý khen ngợi những người phụ nữ Trung Quốc rất biết giữ gìn gia đình, là người vợ hiền mẹ tốt.

Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng hậu Trưởng Tôn luôn được xem là hoàng hậu đức hạnh nhân từ nhất và là người vợ tuyệt vời nhất. Đường Thái Tông đã có công lập nên một triều đại nhà Đường thịnh vượng nhất trong lịch sử.

Ngoài uy đức của mình, Đường Thái Tông đại trị thiên hạ nhờ vào các đại thần tài ba văn võ song toàn và không thể không kể đến sự hậu thuẫn của người vợ hiền từ đảm đang của mình, Trưởng Tôn hoàng hậu. Phẩm hạnh cao cả và trái tim nhân từ của bà được dân chúng tôn kính và ngưỡng mộ.

 

Cũng trong lịch sử Trung Quốc, đại thần dám dùng lời nói thẳng để can gián nhà vua có lẽ nổi tiếng nhất là Ngụy Trưng dưới đời Đường Thái Tông và có lần khiến vị vua anh minh này tức giận muốn “giết cho hả giận” vì làm mất mặt vua trước bao quần thần.

Ngay khi biết rõ câu chuyện, bằng phong thái trang nghiêm nhưng cũng rất nhẹ nhàng từ tốn, hoàng hậu quỳ xuống trước mặt Đường Thái Tông nói: “Xin chúc mừng bệ hạ! Thiếp nghe rằng chỉ khi nào Hoàng đế là một minh quân thì mới xứng đáng được quần thần dùng lời thẳng thắn mà can gián”. Sự hiền đức và trí huệ của bà không chỉ giữ được sự tôn nghiêm cho chồng, mà còn hóa giải được nguy cơ mất mạng của một cận thần tài đức.

Năm Trinh Quán thứ 8, bà ốm nặng. Thái tử Lý Thừa Càn muốn ân xá cho tù nhân để cầu nguyện cho mẹ mình mau khỏi bệnh. Nhưng hoàng hậu phản đối kịch liệt, bà nói: “Sự sống chết của con người là do ông trời an bài, và không ai có thể thay đổi bất cứ điều gì. Nếu làm việc tốt mà để mong cầu một điều gì đó thì không phải là việc thiện, cho nên mong cầu để được khỏi bệnh là điều vô ích. Ân xá tù nhân là chuyện của quốc gia và không nên thực hiện việc đó chỉ vì ta”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm