3 quy tắc cứ làm đúng với đồ ăn thừa: Để thoải mái không sợ biến chất, ngộ độc
Quy tắc vàng khi uống trà xanh / Phụ nữ bước vào tuổi 40 nhớ 2 việc buổi sáng, 2 quy tắc buổi tối để trẻ mãi không già, luôn dẻo dai
Thực phẩm thừa bảo quản không đúng cách có thể gây ra ngộ độc cấp và nhiều bệnh khác cho người sử dụng. Theo các chuyên gia, đỗ ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong khoảng 2 giờ sau khi nấu và dễ bị hỏng nếu để ở nhiệt độ từ 4-60 độ C. Sau khoảng thời gian này, bảo quản nóng hay lạnh không đúng cách đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Một số thực phẩm sau khi hâm nóng sẽ mất mùi vị, màu sắc và giá trị dinh dưỡng cũng suy giảm. Trong nhiều trường hợp, nó còn có thể sinh ra chất độc hại.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng, không phải cứ thức ăn thừa là không thể ăn mà cần chú ý đến cách bảo quản.
Để thức ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh
Đối với thức ăn thừa, bạn cần để nguội hoàn toàn rồi cho vào hộp có nắp đậy hoặc dùng màng bọc thực phẩm gói kín lại rồi mới cho vào tủ lạnh.
Lưu ý, không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Thức ăn nóng đột ngột gặp nhiệt độ thấp sẽ dễ bị ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Các loại thức ăn thừa khác nhau phải bỏ vào hộp riêng tránh để nhiễm khuẩn chéo.
Giữ lạnh kịp thời
Thực phẩm sau khi được nấu chín cần cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Thời gian bảo quản thực phẩm thừa trong tủ lạnh cũng không nên quá lâu.
Trong trường hợp thông thường, chỉ cần hâm nóng thức ăn trong vài phút là có thể giết chết mầm bệnh và có thể sử dụng.
Nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh nên là dưới 4 độ C, nhiệt độ của tủ đông là dưới 0 độ C.
Cách bảo quản một số loại thức ăn thừa quen thuộc
Cơm
Cơm là thực phẩm cần xử lý cẩn thận nếu không ăn hết. Bạn cần phải đảm bảo cơm được để nguội hẳn. Nếu để ở nhiệt độ phòng, cơm rất dễ bị vi khuẩn tấn công chỉ trong 2 giờ. Hãy để cơm nguội rồi cho vào hộp đậy nắp kín và giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể giữ cơm ngon trong khoảng 3-4 ngày.
Trứng luộc
Trứng luộc nếu còn nguyên vỏ bạn có thể cho vào hộp kín hoặc túi nilon rồi để vào tủ lạnh. Bạn cũng không nên để trứng đã nấu chín quá 1 tuần trong tủ lạnh.
Thịt gà
Thịt gà đã nấu chín có thể để từ 3-4 ngày trong tủ lạnh. Hãy đảm bảo bạn để chúng trong hộp kín và để vào ngăn mát càng sớm càng tốt. Nên ăn hết trong vòng 3-4 ngày. Với gà nguyên con, có thể cho vào hộp hoặc dùng túi bọc kín lại và để ở ngăn đá.
Thịt kho, hầm
Thịt kho, hầm có thể để trong hộp kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng trong vòng 3-4 ngày. Nếu muốn để lâu hơn, bạn nên chia từng phần thức ăn đủ dùng cho một bữa và bỏ vào ngăn đá. Khi ăn thi lấy một phần ra hâm nóng. Thịt cấp đông như thế có thể để từ 2-3 tháng. Lưu ý, thịt đã rã đông nên dùng hết, tránh để trở lại vào ngăn đá.
Hải sản đã nấu chín
Hải sản rất nhanh bị biến chất, vì vậy bạn nên nấu vừa đủ ăn. Nếu còn thừa, hãy để nguội rồi bỏ vào hộp kín và cất vào tủ lạnh. Tốt nhất nên ăn hết vào ngày hôm sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ