3 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, hầu hết các mẹ đều mắc phải
Chồng vừa muốn bỏ vợ để đến với tình yêu đích thực, vừa muốn được nuôi con / Lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ
Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính và lây truyền theo đường tiêu hóa.
Vì vậy, khi trẻ không may mắc tay chân miệng, nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.
Theo bác sĩ Dũng, cha mẹ thường gặp phải những sai lầm sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng:
1. Vệ sinh cho con không đúng cách
Trẻ mắc bệnh này trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước, khi vỡ ra tạo thành vết lở loét.
Nhiều mẹ dùng muối, chanh để sát trùng những vét loét này cho con làm trẻ đau xót, khó chịu hơn, bởi da và niêm mạc của trẻ đang bị tổn thương, dùng muối, chanh sát khuẩn sẽ làm trẻ thêm đau đớn.
Bên cạnh đó, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất. Nó khiến trẻ đau không ăn được và không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng, từ đó dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm lợi, nấm miệng, các vết loét nhiễm trùng…
Nếu vệ sinh răng miệng sai cách có thể làm vỡ các nốt phỏng, làm các vết loét nặng hơn và tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Cách vệ sinh tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và khi ngủ dậy.
Cha mẹ cũng nên khuyến khích để trẻ uống nhiều nước vì sẽ có tác dụng làm sạch miệng. 2 cách làm sạch răng miệng nhẹ nhàng, hiệu quả mà không gây nguy hiểm.
Một số cha mẹ còn tồn tại quan niệm, khi trẻ bị bệnh phải kiêng tắm gội để bệnh nhanh khỏi.
Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi nguyên nhân gây tay chân miệng là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém.
Vậy nên, khi trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội cho con bình thường để đảm bảo vệ sinh cho con.
Nếu không tắm rửa thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó, dẫn tới những bệnh khác gây nên biến chứng nguy hiểm.
Khi tắm gội cho trẻ, cha mẹ nên chọn phòng kín, tránh gió. Đồng thời, nên chọn loại xà bông diệt khuẩn tốt dành cho làn da nhạy cảm của bé. Khi tắm cũng nên cố gắng tránh để không chạm vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra.
2. Bắt con kiêng khem quá mức
Nhiều cha mẹ thấy con bị tay chân miệng với những vết thương lở loét trên da, kèm theo bị sốt là bắt con kiêng khem đủ thứ như trứng, rau muống, hải sản… để con nhanh khỏi bệnh, không bị sẹo.
Việc kiêng khem quá mức cho con như vậy là không đúng. Theo bác sĩ Dũng, trẻ bị tay chân miệng với những mụn nước ở miệng làm trẻ đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên trẻ rất lười ăn.
Đã vậy mẹ còn kiêng không cho con ăn món này, món kia sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, không đủ sức để chống chọi bệnh tật.
Cha mẹ cần dỗ dành cho trẻ ăn đủ loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Tuyệt đối không kiêng khem, hạn chế đồ ăn của trẻ. Bởi, trẻ đang khó chịu, lười ăn, nên cứ để trẻ, uống ăn tất cả những đồ ăn mà trẻ thích.
Vì bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…
Đặc biệt, cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…
Trẻ bị tay chân miệng cần được cách ly với trẻ khác, sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng để tránh lây nhiễm. Ảnh minh họa
3. Không cách ly trẻ
Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, họng, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.
Nhưng nhiều phụ huynh không ý thức được điều này và vẫn cho trẻ đến lớp, chơi với trẻ khác khi con có dấu hiệu bệnh, dẫn tới dịch lây lan rộng hơn.
Để phòng tránh dịch tay chân miệng lây lan rộng, trẻ bị bệnh cần được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Không được đưa trẻ đến lớp, đến nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.
Cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày.
Đôi bàn tay của cha mẹ hay người chăm trẻ cũng cần phải rửa sạch bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời