Đời sống

Bí quyết nuôi con ít ốm vặt mẹ phải biết

Mẹ hãy ghi nhớ những điều dưới đây để nuôi con không bị ốm vặt nhiều nhé.

Suốt một năm vất vả nuôi con, đến khi con phải nhập viện, tôi mới điếng người phát hiện thân phận thật của đứa nhỏ / Mẹ người yêu hỏi tôi: "Lương 5 triệu rồi con định nuôi con gái bác thế nào?"

Uống đủ nước

em bé
Ảnh minh họa.

Mùa nóng, trẻ thường ra mồ hôi nhiều nên mới cần bổ sung nhiều nước, nước chỉ giúp cân bằng việc điều hòa thân nhiệt cho trẻ vào mùa nóng – giảm sự nóng bức trong người cho trẻ, tức là giúp tạo mồ hôi, thải nhiệt và làm mát da khi trời nóng.

Mùa lạnh trẻ vẫn cần uống nước đầy đủ. Chỉ như vậy cơ thể trẻ mới đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý. Vì thế mẹ cần khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày.

Rửa tay sạch sẽ

Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa khi nuôi con nhỏ. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng.

Vận động nhiều

 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.

“Các bài tập còn tốt hơn nhiều lần so với những quảng cáo chữa bệnh hay phép thần thông” – T.S. Harley A. Rotbart, cố vấn của tạp chí Parents cho biết.

Không tự ý cho bé uống thuốc mà không có đơn của bác sĩ

Mẹ không bao giờ được tự ý cho bé uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Mọi loại thuốc không có đơn đều có thể tiềm ẩn những rủi ro không lường cho bé. Ngay cả khi em bé hàng xóm đã uống loại thuốc đó và khỏi bệnh thì bố mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống theo. Nếu tình hình không quá nghiêm trọng thì mẹ nên tìm những giải pháp an toàn hơn để giúp bé khôi phục sức khỏe.

Ghi nhớ dấu hiệu các loại bệnh

 

Đôi khi, ngay cả khi được chăm sóc tốt, bé vẫn có thể bị bệnh. Điều này hoàn toàn bình thường và nó sẽ giúp phát triển hệ thống miễn dịch của bé. Tuy nhiên, mọi bậc cha mẹ đều nên ghi nhớ các triệu chứng của những căn bệnh phổ biến để có thể đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

- Viêm phổi: khó thở, màu da thay đổi, kém ăn, lo lắng, sốt (có thể xuất hiện rất muộn).

- Nhiễm Rotavirus: chán ăn, mệt mỏi, lo lắng, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi, ho.

- Viêm phế quản: sốt, khó thở, ho, yếu, chán ăn, nhức đầu, đổ mồ hôi, màu da thay đổi.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc hiểu được ngôn ngữ cơ thể bé là rất quan trọng. Mặc dù các bé chưa thể nói chuyện nhưng các bé vẫn có cách giao tiếp riêng. Ví dụ khi đói, bé sẽ rất căng thẳng, hay nắm chặt tay. Ngược lại nếu mẹ nghĩ bé đói thì có thể xem tay con, nếu tay bé mở thì mẹ không cần lo lắng, bé đang thoải mái và vẫn no.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm