3 thứ gia vị không nên cho vào nước hầm xương, vừa khó nhừ vừa không thơm
Thịt lợn đừng luộc, làm theo cách này lạ miệng, đậm đà không bị ngán / gười sống thọ trẻ lâu đều có 5 thói quen này vào buổi sáng, bạn xem mình có được điểm nào không?
Nhiều người cho rằng càng thêm nhiều gia vị khi hầm xương thì nước dùng càng ngon. Nhưng nếu bạn cho vào không đúng nguyên liệu sẽ khiến thịt trở nên dai và nước dùng không thơm. Đặc biệt, với 3 loại gia vị này bạn không nên cho vào nước hầm xương.
Rượu nấu ăn
Đây là gia vị quen thuộc giúp khử mùi tanh nhưng không nên cho vào nước hầm xương. Trước khi hầm xương, bạn có thể chần xương với một ít rượu nấu ăn giúp hương vị thơm ngon hơn.
Nhưng nếu cho rượu nấu ăn vào khi hầm xương, nó sẽ khiến cho nước dùng có mùi lạ do rượu không thể bay hơi khi đậy nắp. Mà nếu không đậy nắp kín thì vị tươi ngon tự nhiên của thịt cũng sẽ mất đi.
Hạt tiêu
Nhiều người có thói quen cho hạt tiêu vào nước hầm xương với mục đích khử bớt mùi tanh. Bản thân hạt tiêu có mùi cay nồng, cho thêm vào các món ăn sẽ khiến hương vị tăng lên đáng kể.
Thế nhưng nếu bạn cho hạt tiêu vào khi hầm xương thì nó sẽ lấn át đi hương vị thơm tự nhiên của nước dùng. Lúc này, nước hầm xương chỉ còn lại mùi tiêu cay nồng.
Bên cạnh đó, hạt tiêu khi nấu trong nước sẽ tạo ra chất làm màu khiến cho nước dùng không còn trong nữa. Cùng với đó là chất lượng thịt cũng thay đổi khi bị tiêu ngấm vào.
Ảnh minh họa
Quả sơn trà
Một số chị em truyền tai nhau rằng nếu thêm một ít quả sơn trà vào khi hầm xương, đặc biệt là xương bò thì xương sẽ mau nhừ vì trong quả sơn trà có chứa enzyme lipase.
Nhưng khi hầm xương lợn bạn không nên cho quả sơn trà vào bởi loại quả này chứa nhiều axit hữu cơ, sẽ khiến cho thịt heo trở nên có vị chua, nước dùng không còn thơm, vị cũng không ngon.
Cách hầm xương lấy nước dùng trong và ngọt
Để có nồi nước hầm xương trong và ngọt bạn có thể áp dụng theo cách này:
- Rửa sơ qua xương với nước sạch. Không dùng muối hay giấm bởi chúng làm ảnh hưởng tới hương vị cũng như chất dinh dưỡng trong xương. Trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn bằng cách luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi của xương sẽ khiến nước dùng không được thơm ngon.
- Đun nồi nước xương cho đến khi sôi bùng lên thì hạ lửa nhỏ. Khi đun nên đậy vụng để nước xương không bị đục. Đun với lửa nhỏ sẽ giúp xương từ từ tiết ra chất ngọt. Nếu thấy có bọt thì vớt ra để nước xương được trong.
- Khi hầm xương bạn không nên cho muối sẽ làm mất đi độ ngọt thanh tự nhiên của xương. Muốn nước xương có độ ngọt bạn hãy cho hành tây hoặc hành tím thái thành từng miếng rồi cho vào hầm chung. Như vậy nước dùng sẽ ngọt và thơm hơn.
- Nếu xương hầm để ăn thì có thể ninh trong 1 tiếng. Nếu chỉ lấy nước dùng thì hầm trong khoảng 2 tiếng. Muốn ngon nhất thì hầm khoảng 2 – 3 tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái mệnh Kim, nhì trai mệnh Thủy', có ý nghĩa gì?
Lén đưa mẹ 2 triệu trong ngày giỗ bố vì nghĩ chồng keo kiệt, nhưng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện sự thật đằng sau cuốn sổ tiết kiệm 200 triệu
Chiều cao và phong thái vượt trội của Barron Trump - Con trai út ông Donald Trump
Mẹo chọn mua trứng vịt lộn tươi mới và luộc trứng thơm ngon
Giật mình khi mẹ chồng “phản đòn” đanh thép trước lời mỉa mai: "Con dâu chỉ việc ngồi ăn với đẻ!"
Tử vi ngày 9/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Mão tài lộc dồi dào, quý nhân phù trợ