4 dấu hiệu cho thấy dạ dày chứa vi khuẩn HP dễ gây ung thư
Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết, nên áp dụng để cả năm may mắn / 8 loại thực phẩm chống trầm cảm, giúp bạn vui vẻ cả ngày
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều loại vi khuẩn tồn tại xung quanh con người, nếu chúng ta không để ý và có các biện pháp thích hợp sẽ khiến cơ thể nhiễm phải những loại vi khuẩn độc hại.
Một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm phổ biến hiện nay là Helicobacter Pylori (HP), nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như đau loét dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày .
Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy vi khuẩn HP đang phát triển quá mức trong dạ dày bạn cần chú ý:
1. Tiêu chảy và nôn mửa
Khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, con người có thể bị ngộ độc thức ăn, gây ra tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn thực phẩm sử dụng đảm bảo chất lượng, cơ thể bạn đột nhiên có dấu hiệu nôn mửa cũng như tiêu chảy không ngừng, đó có thể là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP.
2. Hôi miệng
Khi cơ thể nhiễm HP, nó có thể ảnh hưởng đến miệng bằng việc sản sinh ra những mùi hôi, khó ngửi không thể loại bỏ bằng kem đánh răng hoặc các hoạt chất làm sạch như nước súc miệng.
3. Tinh thần sa sút
Trong cuộc sống bình thường, nếu tinh thần bạn đột ngột sa sút, không có hứng thú với bất kì điều gì, luôn cảm thấy cơ thể không được khỏe, uể oải. Đường tiêu hóa kém, khả năng tiêu hóa chậm, đầy bụng và thiếu sức sống rất có thể bạn đang bị vi khuẩn HP “hành hạ”.
4. Đau dạ dày
Khi dạ dày bạn xuất hiện những cơn đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn trong bụng. Nôn khan, nôn buổi sáng sớm, chán ăn, ợ chua, đầy bụng, sụt cân, thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng cơ thể đã nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Đường lây nhiễm của HP:
- Lây qua đường miệng - miệng: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung chén đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con.
- Lây qua đường phân - miệng: Vi khuẩn H.P được đào thải qua đường phân của người bệnh, nên lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian của côn trùng như ruồi, gián, chuột...
- Lây qua đường dạ dày - miệng: Người có vi khuẩn HP trong dạ dày, khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
- Lây qua đường dạ dày - dạ dày: Đây là đường lây nhiễm rất quan trọng bởi lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn H.P, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn H.P sẽ lây nhiễm sang người lành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được