4 loại trái cây ăn thường xuyên mụn sẽ nhau mọc
6 nét tướng của người phụ nữ được chồng yêu chiều, cả đời hưởng phúc / Thương em dâu mới sinh con ít sữa, tôi qua cho 2kg thịt bò, ngờ đâu lại phải chịu cảnh ê chề
Sầu riêng
Ảnh minh họa.
Mùi thơm đặc trưng của sầu riêng là hương vị không thể bỏ lỡ với những ai đam mê ăn quả sầu gai này. Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất phong phú, sầu riêng còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, ở mặt khác, loại quả này cũng chứa nhiều đường và chất béo, nếu ăn thường xuyên sẽ dễ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong người, nổi mụn nhọt, tróc lở trên da và nhiệt miệng.
Mít
Một loại trái cây nhiệt đới được ưa thích bởi hương vị thơm ngon và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn. Tuy nhiên, sẽ là nguy cơ tiềm ẩn nổi mụn trên da mặt nếu bạn ăn mít quá nhiều trong một ngày. Với hàm lượng đường cao có trong những múi, xơ mít, thu nạp quá nhiều thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn loại quả này có chừng mực, để vừa có thể thưởng thức một cách ngon miệng vừa không gây tác hại xấu lên da.
Quả mận
Không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời trong việc ăn loại quả này giúp giảm thiểu được tình trạng cân nặng, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát được lượng đường trong máu. Thế nhưng, không phải cái gì ăn nhiều cũng tốt, ăn với một liều lượng không có sự tiết chế sẽ dễ gây nóng cho cơ thể, hình thành mụn trên làn da. Đồng thời, hấp thụ quá nhiều chất sắt có trong quả mận, sẽ là tác nhân không mong muốn khiến làn da bị sạm màu.
Quả xoài
Xoài là loại quả phổ biến trong mùa hè, chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cơ thể, nhưng cũng dễ sinh nhiệt cho cơ thể, Mỗi ngày chỉ nên ăn từ một nửa đến 1 quả xoài nhỏ là đủ.
Mít
Ngoài vitamin C, mít rất giàu vitamin A, các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins, là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa… Tuy nhiên mít chứa hàm lượng đường rất cao nên khi ăn quá nhiều cơ thể sẽ sinh nhiệt vì chuyển hóa lượng đường lớn này.
Cách ăn hoa quả để không bị nổi mụn
Với người khỏe mạnh nên ăn hoa quả vào giữa bữa ăn.
Nên ăn với mức từ 500 - 800 gam/ngày hoa quả, trong đó số quả ngọt không nên chiếm quá 50%.
Người bị bệnh tiểu đường, người béo phì không nên ăn quá nhiều hoa quả ngọt, nhất là sau bữa ăn chính.
Nên tăng lượng nước uống lên khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày. Với tỉ lệ này, lượng đường trong máu sẽ được trung hòa và giảm thiểu tình trạng nóng trong người.
Cùng với ăn các hoa quả dễ sinh nhiệt, cần tăng ăn rau xanh, mỗi ngày có thể uống thêm các thức uống mát như: bột sắn, nước rau má… để giải nhiệt cho cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

4 loại cây đuổi gián hiệu quả hơn cả thuốc xịt, nên có ít nhất một chậu trong nhà
Lá đu đủ - "thần dược" từ thiên nhiên giúp phòng chống ung thư
Cách đuổi muỗi hiệu quả không cần dùng hóa chất
Lương lễ tân khách sạn 'rất bèo bọt', tại sao vẫn có nhiều cô gái xinh đẹp làm việc ở đó?
5 chế độ trên điều hòa giúp làm mát hiệu quả mà vẫn tiết kiệm điện
5 sai lầm phổ biến khi dùng điều hòa khiến tiền điện tăng vọt, rước bệnh vào người