4 nguyên liệu nhà bếp phục hồi làn da cháy nắng hiệu quả
Mẹo chọn mua giá đỗ an toàn, không sợ ủ thuốc độc hại / 'Bỏ túi' 6 mẹo khử mùi hôi bồn cầu bằng nguyên liệu sẵn trong nhà đơn giản, dễ làm
Da bị cháy nắng, vì sao?
Ảnh minh họa. |
Khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài mà không có sự che chắn, mảng da bạn phơi nắng sẽ trở nên đỏ khiến bạn có cảm giác đau rát khó chịu, thậm chí là sưng tấy, ngứa ngáy, lột da... đó là những biểu hiện có thể thấy được của cháy nắng.
Nguyên nhân là do trên da của chúng ta có tồn tại các phân tử mang tên melanin - các hắc sắc tố. Chất này có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng và đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da trước các tia tử ngoại. Càng phơi nắng nhiều, melanin càng được gia tăng để bảo vệ da, khiến da đen đi và thậm chí là xuất hiện những nốt đồi mồi, nám sạm do cơ thể tự tăng cường sắc tố bảo vệ, giảm thiểu tia cực tím xuyên qua da.
“Thủ phạm” chủ yếu làm da bị cháy nắng là do tia UVB có trong ánh nắng mặt trời. Tia UVB cung cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D (chỉ trước 9 giờ sáng), tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da làm da bị đen sạm, cháy nắng và làm tổn thương trực tiếp DNA, gây ra nguy cơ ung thư da cao.
Bên cạnh đó, tia UVA cũng rất nguy hiểm. Tuy tia UVA không trực tiếp làm đen da nhưng còn độc hại hơn vì chúng có khả năng ăn sâu vào lớp hạ bì của da, phá hủy collagen và elastin, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện của các vết nám, nếp nhăn, đồi mồi...
Khi tiếp xúc với UVB có cường độ mạnh hơn, melanin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, khiến nó tự kích hoạt một chế độ khác của cơ thể, mang tên apoptosis - được gọi là chế độ rụng tế bào, các tế bào này “tự hiểu” chúng đã “chết cháy” và trở nên dư thừa, không cần thiết. Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên các phản ứng cháy nắng: máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ.
Và những tế bào đã chết hình thành một lớp da lột như da rắn, bong tróc ra khỏi cơ thể, để lại lớp tế bào mới dưới da và giúp da hồi phục dần. Đôi lúc, quá trình tự diệt này nghiêm trọng đến nỗi có thể khiến làn da của bạn bị bỏng nặng và thậm chí là gây ung thư da.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có chứa một thành phần được gọi là lysozyme, một loại enzyme có tác dụng mạnh trong việc loại bỏ vi khuẩn, làm lành tổn thương da. Thoa lòng trắng trứng lên vùng da bị cháy nắng rồi chờ cho đến khi khô lại, dùng khăn ẩm lau đi, phần da bị cháy nắng cũng theo đó bong ra, trả lại cho bạn làn da mịn màng vốn có.
Giấm táo
Pha loãng giấm táo rồi xịt lên da là các trị liệu rất tốt khi bị cháy nắng. Axit acetic trong giấm táo sẽ làm bong các vùng da khô cháy. Tuy nhiên, giấm táo có thể khiến da khô, vì vậy, bạn hãy dưỡng ẩm cho da ngay sau khi sử dụng.
Cà chua
Cà chua thái thành lát mỏng, đắp lên những vùng da bị cháy nắng hoặc xay nhuyễn cà chua hòa vào nước tắm rồi ngâm toàn thân là cách hữu hiệu để làm dịu da.
Khoai tây
Trong khoai tây có chứa các vitamin nhóm B và rất giàu axit pantothenic, có công dụng tuyệt vời trong việc làm mềm và trắng da, vì vậy rất thích hợp cho việc phục hồi làn da cháy nắng khô ráp đen sạm.
Tương tự như với cà chua, bạn có thể thái khoai tây thành lát để đắp lên vùng da cháy nắng 15-20 phút, hoặc dùng lát khoai tây thoa lên vùng da bị cháy nắng 5 phút, rồi để nguyên lát khoai tây trong 15 phút. Kiên trì thực hiện trong 1-2 tuần, 3 lần/tuần, hoặc bạn có thể chăm chỉ thực hiện hàng ngày để nhanh thấy sự cải thiện hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo